Lần thứ 3 liên tiếp vào top 3 doanh nghiệp bền vững nhất và năm đầu tiên đứng đầu danh sách này, Nestlé Việt Nam đã chứng minh cam kết vì cộng đồng, môi trường, bên cạnh phát triển kinh doanh.
Với hành trình gần 3 thập kỷ đặt chân lên dải đất hình chữ S, Nestlé Việt Namkhông ngừng mở rộng danh mục sản phẩm, tạo ra giá trị cho nền kinh tế, phục vụ nhu cầu đa dạng của người dùng, cộng đồng.
Qua nhiều lần mở rộng, tổng vốn đầu tư tại Việt Nam của Nestlé đạt 730 triệu USD. Công ty vận hành 4 nhà máy với hơn 2.200 nhân viên, được Bộ Tài chính chọn vào top 30 đơn vị nộp thuế tiêu biểu.
Nestlé Việt Nam vừa được Hội đồng Doanh nghiệp vì sự phát triển bền vững Việt Nam (VBCSD) thuộc Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) bình chọn là Doanh nghiệp bền vững nhất Việt Nam năm 2021 trong lĩnh vực sản xuất. Không phải năm đầu, đây là lần thứ ba liên tiếp Nestlé nằm trong nhóm ba doanh nghiệp bền vững nhất.
Thành quả này không phải nỗ lực của ngày một ngày hai mà đánh dấu chặng đường dài Nestlé Việt Nam tập trung phát triển kinh doanh song hành các hoạt động quản trị, bảo vệ môi trường, tạo ra giá trị cho xã hội. Lý giải về chứng nhận bền vững mà doanh nghiệp vừa nhận được, ông Binu Jacob, Tổng giám đốc của Nestlé Việt Nam, nhấn mạnh trong tất cả hoạt động, doanh nghiệp đều hợp tác chặt chẽ các đối tác tại Việt Nam để tạo giá trị chung, đóng góp vào sự phát triển của xã hội trong khi vẫn đảm bảo thành công lâu dài trong kinh doanh.
“Chúng tôi tin rằng phát triển bền vững sẽ không đủ, chúng ta cần can thiệp để tạo ra tác động tích cực nhằm tái tạo hệ sinh thái, từ đó duy trì khả năng tự phục hồi của tự nhiên, góp phần tích cực trong nỗ lực chống biển đổi khí hậu cũng như bảo tồn nguồn tài nguyên cho tương lai. Đây là cách tiếp cận mới được chúng tôi định hướng và gắn liền trong các chương trình, sáng kiến phát triển bền vững của công ty”, ông Binu Jacob khẳng định.
Từ 2020, chiến lược phát triển bền vững của Nestlé được xác định không chỉ dừng ở mục tiêu và hành động bền vững, mà phải hướng đến cách tiếp cận toàn diện, tập trung vào mục tiêu tái tạo và tái sinh hệ sinh thái tự nhiên. Qua đó, cộng đồng có cuộc sống khỏe mạnh và hạnh phúc hơn, phát triển thịnh vượng, vững mạnh. Đồng thời, cách tiếp cận này được kỳ vọng quản lý tài nguyên cho cả thế hệ sau.
Vị đại diện doanh nghiệp không khỏi tự hào bởi những hoạt động ý nghĩa đã tạo ra tác động tích cực như xây dựng nông nghiệp tái sinh, cam kết trung hòa nhựa đến năm 2025, thúc đẩy trao quyền cho phụ nữ, giảm khí nhà kính hoặc bảo tồn nguồn nước, đa dạng sinh học.
Tầm nhìn phát triển bền vững còn dựa trên “kim chỉ nam” mà Nestlé Việt Nam đặt ra từ đầu, rằng muốn thành công dài hạn phải tạo ra giá trị cho cổ đông và xã hội, đồng thời bảo vệ hành tinh. Vị đại diện doanh nghiệp này không khỏi tự hào bởi những hoạt động ý nghĩa đã tạo ra tác động tích cực như canh tác cà phê tái sinh, xây dựng lộ trình trung hòa nhựa đến năm 2025, hỗ trợ trao quyền cho phụ nữ, giảm thiểu khí nhà kính hoặc bảo tồn nguồn nước, đa dạng sinh học.
Trong bối cảnh dịch bệnh tác động đến mọi mặt của nền kinh tế và xã hội, thậm chí nhiều công ty phải đóng cửa và việc duy trì hoạt động vốn đã là thách thức lớn, Nestlé Việt Nam vẫn đảm bảo tăng trưởng đồng thời chăm lo đời sống tinh thần cho nhân viên. Đó cũng là lý do doanh nghiệp nằm trong danh sách nơi làm việc số 1 Việt Nam năm 2021.
Tạo ra nhiều sản phẩm gắn liền nông sản Việt, Nestlé hiểu việc đặt ứng phó với biến đổi khí hậu, tạo điều kiện phát triển cho nông dân, vùng nguyên liệu sẽ hỗ trợ doanh nghiệp này tiến xa hơn trên hành trình phía trước.
Tại Việt Nam, một trong ngành chịu ảnh hưởng trực tiếp của biến đổi khí hậu là ngành cà phê. Sau hơn 10 năm triển khai, dự án Nescafé Plan đã tài trợ cho nông dân 30% chi phí cây giống, giúp công tác tái canh vườn cà phê.
Cụ thể, dự án phân phối hơn 53 triệu cây giống kháng bệnh năng suất cao đến nông dân và cải tạo 53.000 ha diện tích cà phê già cỗi tại khu vực Tây Nguyên. Bên cạnh đó, dự án tổ chức trên 246.000 khóa tập huấn về kỹ thuật canh tác cà phê bền vững cho 300.000 nông dân, giúp 21.000 nông dân đạt chứng chỉ cà phê quốc tế 4C.
Tháng 4/2021, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có buổi làm việc với Nestlé Việt Nam về nội dung: Triển khai kế hoạch hoạt động của đối tác phát triển nông nghiệp bền vững Việt Nam (PSAV) giai đoạn 2021-2025, tầm nhìn đến 2030. Tại đây, doanh nghiệp chia sẻ tầm nhìn của tập đoàn về sáng kiến phát triển nông nghiệp tái sinh, hướng đến chống biến đổi khí hậu trong sản xuất nông nghiệp cũng như quản lý, sử dụng vật tư nông nghiệp có trách nhiệm.
Việc chuyển đổi mô hình nông nghiệp tái sinh cho thấy sức sáng tạo phù hợp thời cuộc khi ngành này chiếm gần 2/3 tổng lượng thải khí nhà kính của Nestlé trên toàn thế giới.
Song hành định hướng cắt giảm lượng khí thải, doanh nghiệp không ngừng lan tỏa thông điệp bảo về môi trường đến người dùng, đối tác thông qua các hoạt động thiết thực. Điển hình trong đó, Nestlé nâng cao ý thức thu gom, phân loại và tái chế rác thải từ chính người dùng nhỏ tuổi - thế hệ xây dựng, quyết định phần lớn sự phát triển của xã hội tương lai.
Không chỉ thực hiện một mình, công ty hợp tác Tổng cục Môi trường để đồng hành, chia sẻ trách nhiệm giải quyết vấn đề rác thải, quản lý bao bì bền vững nói riêng và bảo vệ môi trường nói chung. Sự tiên phong của công ty được kỳ vọng tạo thành phong trào kết nối thêm nhiều doanh nghiệp chung tay hành động vì trách nhiệm với môi trường và cùng nhau phát triển. Cũng tại sự kiện ký thỏa thuận hợp tác với Tổng cục Môi trường vào đầu tháng 12/2021, Nestlé Việt Nam công bố cam kết “Trung hòa nhựa đến năm 2025”. Cam kết này song hành tầm nhìn “Không bao bì nào của Nestlé, kể cả bao bì nhựa, bị chôn lấp hoặc trở thành rác thải”.
Hành trình phát triển bền vững không chỉ dừng ở định hướng bảo vệ môi trường. Mắt xích quan trọng không kém khác đến từ mục tiêu đặt con người làm trung tâm, trong đó có vấn đề bình đẳng giới tại nơi làm việc cũng như trên toàn bộ chuỗi cung ứng.
“Tại Nestlé, chúng tôi tin bình đẳng giới là quyền cơ bản của con người và có ý nghĩa trong kinh doanh. Do đó, sự đa dạng, hòa nhập về giới luôn được đưa vào các mục tiêu ESG của doanh nghiệp, đồng thời nhận nhiều sự quan tâm, áp dụng hiệu quả vào thực tiễn”, ông Binu Jacob khẳng định.
Mục tiêu bình đẳng giới thể hiện ở 55% vai trò quản lý cao nhất của doanh nghiệp này là nữ giới. Tỷ lệ này cũng tương tự ở những vị trí, vai trò khác của công ty. Ngay cả những bộ phận thường mặc định dành cho nam giới như nhân viên kỹ thuật, Nestlé cải thiện tỷ lệ tuyển dụng là phụ nữ từ 24% vào năm 2020 lên 40% trong năm nay.
Công ty cũng hợp tác Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam trang bị cho phụ nữ ở các vùng nông thôn kỹ năng thúc đẩy và truyền thông kiến thức giáo dục dinh dưỡng, giúp họ độc lập tài chính. Đến nay, hơn 4.000 phụ nữ ở 10 tỉnh đạt thành tựu từ chương trình này. “Trái ngọt” từ sáng kiến bình đẳng giới được tổng kết tại hội nghị với chủ đề “Hành trình trao quyền cho phụ nữ: Cuộc sống hoàn thiện - làm chủ tương lai”.
Con người tiếp tục nằm ở trọng tâm đầu tư của Nestlé Việt Nam với chiến lược 4T (tài chính - tinh thần - tình cảm - thể chất) với ưu tiên xuyên suốt là tất cả nhân viên được an toàn, mạnh khỏe, có cơ hội kết nối. Trong đó, lương thưởng cạnh tranh dựa trên hiệu suất, hỗ trợ nhân viên bắt đầu cuộc sống tốt hơn.
Doanh nghiệp cũng khẳng định niềm vui sẽ không thiếu với người cống hiến hết mình. Văn hóa minh bạch, tin cậy với tinh thần “một tập thể - một mục tiêu” và thái độ “phản biện tích cực - thống nhất nhanh chóng - đồng lòng thực hiện” được các thành viên nằm lòng. Đặc biệt, môi trường đa dạng và hòa nhập không thể thiếu ở một doanh nghiệp đa quốc gia. Cuối cùng, trang bị kiến thức để mỗi người trở thành đại sứ cho lối sống lành mạnh luôn được khuyến khích thực hiện.
Chiến lược 4T thậm chí không thay đổi trong bối cảnh đại dịch nhiều biến động. Trên chặng đường hướng đến tương lai, Nestlé Việt Nam tiếp tục đặt kế hoạch tăng trưởng cùng tham vọng đưa thị trường Việt trở thành trung tâm cung ứng thực phẩm và đồ uống thế giới.
Những định hướng phát triển của doanh nghiệp này không dừng ở đó. Trăn trở thúc đẩy bình đẳng giới hay nâng cao ý thức bảo vệ môi trường luôn hiện hữu, trở thành một phần không thể thiếu của doanh nghiệp có gần 3 thập kỷ ghi dấu trên dải đất hình chữ S.
Bình luận