Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Chứng khoán Mỹ đã chạm đáy?

Thị trường Mỹ vừa trải qua nửa đầu năm tồi tệ. Với nhiều người, đây là cơ hội để bắt đáy. Nhưng một số chuyên gia cảnh báo tình hình sẽ còn xấu đi hơn nữa.

Theo CNN, với nhiều nhà đầu tư Mỹ, nửa năm qua là khoảng thời gian tồi tệ nhất kể từ khi tham gia thị trường. Tình hình nằm ngoài dự đoán của giới chuyên gia. Các nhà đầu tư nhỏ lẻ vỡ mộng. Họ bắt đầu đổ tiền vào chứng khoán khi thị trường bùng nổ hồi năm ngoái.

Giờ, chỉ số S&P 500 ghi nhận nửa đầu năm tồi tệ nhất kể từ năm 1970. Kể từ tháng 1 đến hết tháng 6, chỉ số lao dốc 20,6%.

Chỉ số trung bình công nghiệp Dow Jones ghi nhận mức giảm trong 6 tháng đầu năm lớn nhất kể từ năm 1962. Trong khi đó, chỉ số Nasdaq Composite thiên về công nghệ cũng giảm kỷ lục.

Lam phat anh 1

Chỉ số S&P 500 ghi nhận nửa đầu năm tồi tệ nhất kể từ năm 1970. Chỉ số trung bình công nghiệp Dow Jones và Nasdaq Composite cũng ghi nhận mức giảm kỷ lục. Ảnh: Reuters.

Đã đến lúc "bắt đáy"?

Các lực cản đã cùng lúc giáng đòn vào thị trường cổ phiếu. Xung đột Nga - Ukraine đẩy lạm phát lên cao, buộc những ngân hàng trung ương hàng đầu phải hành động mạnh tay để kiểm soát lạm phát. Điều đó có thể khiến nền kinh tế toàn cầu rơi vào suy thoái trong năm nay hoặc năm sau.

Thêm vào đó, các vụ phong tỏa chống dịch ở Trung Quốc - nền kinh tế thứ 2 thế giới - cũng khiến triển vọng kinh tế toàn cầu trở nên xấu đi.

Theo giới quan sát, việc dự báo tình hình trong nửa cuối năm ngày càng trở nên khó khăn. "Mọi vấn đề đều bắt đầu từ lạm phát. 2 thách thức lớn nhất là lạm phát và cách đối phó của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED)", ông Markus Schomer - nhà kinh tế trưởng tại PineBridge Investments - bình luận.

Một số nhà đầu tư tin rằng đây là thời điểm thích hợp để bắt đáy. Những thông tin tiêu cực đã được thể hiện hết trên thị trường.

Theo ông Schomer - chỉ số tiêu dùng cá nhân (PCE) cốt lõi - thước đo lạm phát yêu thích của FED - đã tăng 4,7% so với cùng kỳ năm ngoái trong tháng 5. Hồi tháng 4, mức tăng là 4,9%.

Lam phat anh 2

Xung đột Nga - Ukraine tác động lớn đến giá cả trên toàn cầu, nhất là giá năng lượng và thực phẩm. Ảnh: Reuters.

"Tôi tin rằng tình hình đang được cải thiện. Tình trạng gián đoạn chuỗi cung ứng đã giảm bớt ở mọi nơi. Giá hàng hóa chưa giảm nhưng cũng không tăng nhanh", ông bình luận.

Ông cho rằng lạm phát sẽ phụ thuộc vào giá năng lượng. "Tất cả những gì chúng ta cần là giá dầu giảm về 100 USD/thùng", ông Schomer nhận định.

Theo ông, tâm lý thị trường sẽ được cải thiện trong 6 tháng cuối năm. Đó là lúc nhà đầu tư nhận thấy tình hình không tồi tệ như họ lo ngại trước đây. Giới đầu tư bắt đầu tin rằng FED có thể kiểm soát lạm phát mà không gây ra suy thoái.

"Tôi tin rằng thị trường sẽ ổn định trong nửa cuối năm", vị chuyên gia bình luận. Ông Schomer dự báo kết thúc năm, các chỉ số chứng khoán chính sẽ tăng điểm so với mức hiện tại.

Hay tình hình sẽ tiếp tục xấu đi?

Khi nhìn vào quá khứ, các nhà đầu tư vẫn có lý do để lạc quan. Sau khi giảm 21% trong nửa đầu năm 1970, chỉ số S&P 500 đã nhanh chóng đảo chiều và ghi nhận mức tăng 26,5% vào nửa cuối năm. Như vậy, chỉ số này vẫn tăng trưởng trong cả năm.

"Mọi người giao dịch và đầu tư trong những thị trường thực tế, chứ không phải thị trường mà các vị mong muốn", bà Quincy Krosby - chiến lược gia tại LPL Financial - bình luận.

"Liệu thị trường có thể phục hồi trong nửa cuối năm hay không? Đó là một câu hỏi được quyết định bởi nhiều yếu tố. Nhưng điều này đã từng xảy ra trước đây", bà nói thêm.

Cho đến khi tình hình lạm phát được cải thiện, các thị trường sẽ vẫn trồi sụt liên tục bởi nỗi lo ngại lạm phát và tăng trưởng

Nhóm chiến lược gia của Goldman Sachs

Tuy nhiên, một số chuyên gia vẫn tin rằng mọi thứ sẽ còn tồi tệ hơn nữa. Các chiến lược gia tại Goldman Sachs dự báo giá cổ phiếu sẽ tiếp tục giảm trong nửa cuối năm.

Nhóm chuyên gia của Goldman Sachs cho rằng ở thời điểm hiện tại, thị trường vẫn đánh giá thấp mức độ nghiêm trọng của cuộc suy thoái. Thêm vào đó, trong nửa cuối năm, nhiều công ty sẽ hạ kỳ vọng thu nhập.

Nếu nền kinh tế rơi vào suy thoái, Goldman Sachs dự báo chỉ số S&P 500 sẽ giảm xuống còn 3.600, tức giảm 4,9% so với mức đóng cửa hôm 30/6.

"Tôi không ngạc nhiên nếu nền kinh tế Mỹ bắt đầu suy thoái vào quý III/2022", ông Peter Boockvar - Giám đốc đầu tư tại Bleakley Advisory Group - nhận định.

Tuy nhiên, tất cả đều đồng ý rằng ngân hàng trung ương Mỹ sẽ phải hành động nhiều hơn để hạ nhiệt giá cả. Cơ quan này cần nâng lãi suất mạnh tay nhằm kìm hãm hoạt động kinh doanh hoặc chi tiêu của người tiêu dùng, từ đó làm giảm tốc tăng trưởng.

"Cho đến khi tình hình lạm phát được cải thiện, các thị trường sẽ vẫn trồi sụt liên tục bởi nỗi lo ngại lạm phát và tăng trưởng", nhóm chiến lược gia của Goldman Sachs nhận định.

Nửa đầu năm tệ nhất của chứng khoán Mỹ

Thị trường Mỹ vừa trải qua nửa đầu năm tồi tệ. Nguyên nhân là ngân hàng trung ương đã hành động quá muộn trong việc kiểm soát lạm phát và giờ phải hành động gấp rút.

Giai đoạn tồi tệ của các đại gia công nghệ Tesla, Apple

Các tập đoàn công nghệ lớn như Tesla, Apple vừa trải qua quý tệ nhất trong nhiều năm. Nguyên nhân là những cú sốc như gián đoạn chuỗi cung ứng, lạm phát và lãi suất đi lên.

Dong USD len dinh 13 thang hinh anh

Đồng USD lên đỉnh 13 tháng

0

Chỉ số USD-Index vừa chạm mức cao nhất kể từ tháng 10 năm ngoái. Trong nước, giá giao dịch đồng bạc xanh tại các ngân hàng thương mại cũng tăng kịch trần cho phép.

Thảo Phương

Bạn có thể quan tâm