Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Chứng khoán lại bị bán tháo

Thị trường chứng khoán trong nước tiếp tục hứng chịu một cơn bán tháo. VN-Index rung lắc dữ dội và rơi thủng mốc hỗ trợ 1.250 điểm.

Thị trường chứng khoán lao dốc mạnh trong phiên 28/6. Ảnh: Entrepreneur.

Thị trường chứng khoán Việt Nam vừa bị bán tháo dữ dội trong phiên 28/6. Trái với diễn biến thận trọng trong phiên sáng, áp lực bán ra tập trung hoàn toàn vào phiên chiều, đặc biệt vào những phút giao dịch cuối cùng.

Kết phiên, VN-Index lao dốc 13,77 điểm (-1,09%) xuống còn 1.245,32 điểm. Chỉ số chính đại diện sàn HoSE thậm chí có thời điểm đứng trước nguy cơ thủng mốc 1.240 điểm.

Trên sàn Hà Nội, HNX-Index diễn biến đồng pha khi giảm 2,48 điểm (-1,03%) xuống 237,59 điểm còn UPCoM-Index giảm 1 điểm (-1%) xuống 97,54 điểm.

Lực bán chủ động cuối phiên khiến thanh khoản trên cả 3 sàn tăng vọt lên 23.500 tỷ đồng dù mới chạm đáy 2 tháng trong phiên hôm qua.

Thị trường hôm nay chứng kiến tổng cộng 654 mã giảm (gồm 44 mã giảm sàn), 686 mã giữ tham chiếu và chỉ 265 mã tăng (gồm 43 mã tăng trần).

Rổ cổ phiếu vốn hóa lớn cũng ghi nhận 18 mã giảm, áp đảo so với số lượng 3 mã giữ tham chiếu và 9 mã tăng. Chỉ số đại diện rổ này VN30-Index cũng giảm 0,83% và lùi về mốc 1.278 điểm.

chung khoan hom nay,  chung khoan giam anh 1

VN-Index giảm gần 14 điểm trong phiên cuối cùng của tháng 6. Ảnh: TradingView.

Phiên hôm nay, áp lực đè chỉ số tập trung chủ yếu vào các cổ phiếu vốn hóa lớn như GVR (-5%), BID (-1,9%), HPG (-1,9%), FPT (-1,7%), VPB (-1,8%), HVN (-3,4%), CTG (-1%), MBB (-1,3%), BCM (-2,2%) hay LPB (-1,6%).

Mặt khác, nhịp tăng ngược dòng thị trường của EIB (+3%), VIC (+0,5%), VNM (+0,3%), SHB (+0,9%), POW (+1%), MSN (+0,3%), GAS (+0,1%), VHM (+0,1%), SBT (+1,7%), HDB (+0,2%) không đủ để cản đà lao dốc của VN-Index.

Các nhóm ngành nhìn chung đều ngập trong sắc đỏ và không xuất hiện bất kỳ điểm sáng hiếm hoi nào.

Trong đó, nhóm cao su, hóa chất - nhựa gây thất vọng với những cái tên như DRC (giảm sàn), CSM (-4,7%), DGC (-1%), DCM (-3,4%), DPM (-2,4%), BMP (-2,9%), NTP (-2,8%), APH (-4,8%).

Nhóm chăn nuôi, nông - lâm - ngư nghiệp như HAG (-2,8%), VIF (giảm sàn), HNG (-2,6%), BAF (-3,7%), DBC (-3,4%) cũng có diễn biến rất tiêu cực.

Hay nhóm cổ phiếu vật liệu xây dựng như HPG (-1,9%), VGC (-1,5%), HSG (-3,8%), NKG (-4,4%), VCS (-5,1%) cùng nhau điều chỉnh với biên độ lớn.

Sự thận trọng cũng thể hiện rõ ở hoạt động giao dịch của khối ngoại khi nhóm này giảm mạnh dòng tiền giải ngân, tiếp tục bán ròng ở mức tương đương hôm qua, gần 1.200 tỷ đồng.

Trong đó, chứng chỉ quỹ ETF FUEVFVND bị nhà đầu tư nước ngoài xả ra thị trường 277 tỷ đồng, FPT (-254 tỷ đồng), TCB (-181 tỷ đồng), VPB (-126 tỷ đồng), MWG (-112 tỷ đồng).

Ngược lại, KDH được khối ngoại mua gom vào 39 tỷ đồng, cùng với VNM (+33 tỷ đồng), MCH (+31 tỷ đồng).

Tiền vào chứng khoán thấp nhất 2 tháng

Thị trường trải qua phiên giao dịch ảm đạm khi thanh khoản toàn thị trường chỉ đạt hơn 17.500 tỷ đồng, mức thấp nhất kể từ đầu tháng 5.

Vốn hóa Amazon lần đầu vượt mốc 2.000 tỷ USD

Nhờ nhịp tăng hơn 3% trong phiên 27/6, vốn hóa thị trường của Amazon lần đầu tiên vượt qua mốc 2.000 tỷ USD. Khối tài sản của Jeff Bezos cũng tăng lên gần 211 tỷ USD.

Khối ngoại bán ròng 15 phiên liên tiếp

Các nhà đầu tư nước ngoài xả ra thị trường hơn 570 tỷ đồng. Dù đã giảm giá trị bán ròng, đây vẫn là phiên bán chủ động thứ 15 liên tiếp của khối ngoại.

Trong môi trường kinh tế hiện nay, đầu tư đã trở thành khái niệm không mấy xa lạ với hầu hết mọi người. Để độc giả có thể tiếp cận những xu hướng đầu tư mới nhất, Tri thức - Znews xây dựng chủ đề Đầu tư qua sách - nơi ghi lại những cuốn sách, câu chuyện, xu hướng đầu tư đã và đang diễn ra. Trong đó, các lĩnh vực đầu tư phổ biến bao gồm bất động sản, chứng khoán, ngoại hối và tiền ảo... Ngoài các câu chuyện về đầu tư, Đầu tư qua sách còn bao gồm các kiến thức về quản lý gia sản, tài chính cá nhân.

Minh Khánh

Bạn có thể quan tâm