Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Chứng khoán châu Á khởi sắc khi Mỹ thoát cảnh vỡ nợ

Trong phiên giao dịch ngày 29/5, thị trường chứng khoán châu Á và thị trường hợp đồng tương lai Mỹ đều chứng kiến những diễn biến tích cực khi Mỹ đã thoát khỏi nguy cơ vỡ nợ.

Sau nhiều tuần đàm phán, Tổng thống Mỹ Joe Biden và Chủ tịch Hạ viện Kevin McCarthy thuộc Đảng Cộng hòa đã đạt một thỏa thuận chung về nguyên tắc nâng trần nợ công, ngăn nước Mỹ vỡ nợ vào tháng 6 tới và chấm dứt tình trạng bế tắc kéo dài hàng tháng trời của giới đầu tư.

Theo Reuters, tin tức tích cực này ngay lập tức đã giúp các chỉ số trên thị trường chứng khoán tăng vọt.

Cụ thể, tại thị trường hợp đồng tương lai Mỹ, S&P 500 đã tăng 0,4% vào đầu phiên còn Nasdaq thì tăng 0,6%. Trong khi đó, chỉ số cổ phiếu bluechip Nhật Bản Nikkei 225 cũng tăng 1,9% - chạm mức cao mới trong vòng 33 năm - và chỉ số cổ phiếu khai thác AXJO của Australia tăng 0,6%. Tương tự, chỉ số cổ phiếu châu Á - Thái Bình Dương mở rộng MIAPJ0000PUS của Nhật Bản cũng tăng 0,3%.

Nhận xét về điều này, ông Tony Sycamore - nhà phân tích thị trường tại công ty dịch vụ tài chính IG - cho biết: "Thị trường chứng khoán châu Á đã diễn biến rất tích cực, nhưng nếu muốn duy trì điều tương tự đối với thị trường Mỹ thì còn cần những thỏa thuận cao hơn trong thời gian tới".

Theo ông, đây chỉ là đà phục hồi trong thời gian ngắn do nhà đầu tư được giải thoát khỏi nỗi lo vỡ nợ. Tuy nhiên, ngay sau đó, họ sẽ phải thấp thỏm chờ đợi cuộc họp thị trường mở liên bang (FOMC) tháng 6, đặc biệt là khi lạm phát cao hơn dự kiến và tiền mặt dần chảy ra khỏi thị trường.

Được biết, chỉ số giá tiêu dùng cá nhân (PCE) - thước đo lạm phát ưa thích của Cục Dự trữ Liên bang (Fed) - trong tháng qua đã tăng mạnh hơn dự báo, khiến giới chuyên gia dự đoán rằng cơ quan này sẽ tiếp tục tăng lãi suất vào tháng sau.

Bên cạnh các diễn biến trên thị trường tài chính, giá dầu thô cũng tăng nhẹ trong ngày hôm nay. Cụ thể, hợp đồng kỳ hạn dầu thô Brent đã tăng 39 cent - tương đương 0,5% - lên mức 77,34 USD/thùng. Tương tự, dầu thô West Texas của Mỹ cũng tăng 45 cent - tương đương 0,6% - lên mức 73,12 USD/thùng.

Trong khi đó, giá vàng lại giảm 0,1% về mức 1.943,69 USD/ounce.

Vì sao Phố Wall cần một cuộc suy thoái

Nếu kinh tế Mỹ không suy yếu hay bước vào một cuộc suy thoái, Fed có thể không cắt giảm lãi suất trong năm nay và thậm chí còn tiếp tục tăng. Đó sẽ là tin xấu với thị trường.

Fed vẫn cách xa chiến thắng

Báo cáo chỉ số giá tiêu dùng cá nhân mới nhất cho thấy lạm phát tại Mỹ vẫn chưa nguội. Điều này đồng nghĩa với việc Fed còn nhiều việc phải làm trong cuộc chiến với lạm phát.

Chuyên gia: 'Fed là vấn đề lớn nhất trong nền tài chính Mỹ'

Theo giới chuyên gia, chính sách của Fed trong thập kỷ qua và việc hạ lãi suất mới chính là nguồn gốc của loạt vấn đề trong hệ thống ngân hàng khu vực tại Mỹ.

Năm 2023, kinh tế thế giới được dự báo còn nhiều biến động và chưa thể phục hồi nhanh. Nhiều nền kinh tế lớn vẫn phải đối mặt với các rủi ro như GDP tăng trưởng chậm, lạm phát, thất nghiệp, nợ xấu... Mời độc giả của Zing đón đọc Tủ sách kinh tế 2023 để nắm bắt những kiến thức, thông tin kinh tế mới trong năm 2023.

Hằng Nga

Bạn có thể quan tâm