Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Chứng khoán bị bán tháo, cổ phiếu Quốc Cường Gia Lai vẫn 'nằm sàn'

Nhà đầu tư xả cổ phiếu ồ ạt trong ngày thị trường thiếu vắng dòng tiền lẫn nhóm ngành nâng đỡ. VN-Index qua đó thiệt hại gần 23 điểm.

Thông tin ông Nguyễn Quốc Cường sẽ thay mẹ điều hành Quốc Cường Gia Lai không đủ giúp cổ phiếu này thoát giá sàn. Ảnh: Hải An.

Thị trường chứng khoán Việt Nam vừa trải qua phiên giao dịch “ác mộng” trong chiều 23/7. Trái ngược với diễn biến đi ngang quanh tham chiếu trong phiên sáng, việc dòng tiền ồ ạt thoái lui khỏi thị trường trong bối cảnh thiếu vắng yếu tố nâng đỡ đã khiến VN-Index rơi tự do.

Kết phiên, VN-Index giảm 22,83 điểm (-1,82%) xuống 1.231,81 điểm, mức thấp nhất kể từ đầu tháng 5; HNX-Index giảm đồng pha 3,78 điểm (-1,59%) xuống 234,6 điểm; UPCoM-Index giảm 1,25 điểm (-1,31%) xuống 94,4 điểm.

Trong cơn bán tháo, thanh khoản trên cả 3 sàn chỉ đạt 20.500 tỷ đồng, phần nào cho thấy tâm lý e sợ và ngần ngại bắt đáy của nhà đầu tư.

Sắc đỏ bao phủ toàn bộ bảng điện tử và có mặt ở mọi nhóm ngành. Toàn thị trường chứng kiến tổng cộng 593 mã giảm (gồm 38 mã giảm sàn), 789 mã đứng giá và chỉ 220 mã tăng (gồm 20 mã tăng trần).

Riêng rổ cổ phiếu vốn hóa lớn hôm nay ghi nhận 24 mã giảm, 5 mã tăng và duy nhất VRE giữ tham chiếu.

Phiên hôm nay, nhóm kéo lùi chỉ số chủ yếu là những cổ phiếu trụ, phần lớn thuộc nhóm ngân hàng, như BID (-3,6%), GVR (-6,6%), MBB (-5,2%), CTG (-3,7%), TCB (-2,5%), MWG (-4,3%), HVN (giảm sàn), ACB (-3%), VPB (-2,1%) và DGC (-4,9%).

Mặt khác, FPT đi ngược xu hướng chung của thị trường với mức tăng 1,1%, đồng thời dẫn đầu nhóm bảo vệ chỉ số như VNM (+0,8%), VPI (+4,7%), SSB (+1,4%), VIC (+0,3%), VJC (+0,7%), TDM (+3,3%), VCF (+2,2%), S4A (tăng trần) và IMP (+1,5%). Tuy nhiên, sức tác động của nhóm này không đáng kể.

chung khoan hom nay anh 1

VN-Index giảm gần 23 điểm. Ảnh: TradingView.

Bên cạnh nhóm ngân hàng, cổ phiếu tài chính gồm các nhóm ngành khác như chứng khoán và bảo hiểm đều bị điều chỉnh với biên độ lớn, điển hình ở nhóm chứng khoán có SSI (-2,3%), VND (-1,8%), VCI (-2,8%), HCM (-3,5%), SHS (-3,9%), MBS (-5,4%) hay bảo hiểm có BVH (-2,8%), PVI (-1,8%), BIC (-1,6%), MIG (-4,3%), PTI (-1,6%).

Trong khi đó, ở nhóm bất động sản, một trong những ngành chiếm tỷ trọng vốn hóa lớn trên sàn, vẫn có cổ phiếu đi ngược dòng như NLG (+0,2%), KSF (+1%) nhờ sở hữu câu chuyện riêng.

Phiên giao dịch hôm nay đánh dấu phiên giảm sàn thứ 3 liên tiếp của cổ phiếu QCG (CTCP Quốc Cường Gia Lai) sau sự kiện bà Nguyễn Thị Như Loan, Tổng giám đốc công ty bị khởi tố và bắt tạm giam. Mới đây, HĐQT công ty này cũng đã bổ sung thêm tờ trình cổ đông về việc bầu bổ sung ông Nguyễn Quốc Cường (hay được biết tới với tên gọi Cường Đô la) làm Thành viên HĐQT nhiệm kỳ 2022-2027. Đồng thời, miễn nhiệm chức vụ Thành viên HĐQT đối với bà Nguyễn Thị Như Loan.

Bên cạnh đó, Quốc Cường Gia Lai cũng bổ nhiệm ông Cường làm Tổng giám đốc kiêm Người đại diện pháp luật thay thế cho bà Loan.

Tương tự, phiên 23/7 cũng là phiên giảm sàn thứ 3 liên tiếp của cổ phiếu HVN (Vietnam Airlines). Sau "tuần trăng mật" kéo dài từ đầu năm với thị giá cổ phiếu tăng gấp 3, các cổ đông Vietnam Airlines đang trải qua giai đoạn giảm "ác mộng" với 8 phiên giảm liên tiếp bao gồm 5 phiên giảm sàn. Tính từ đỉnh ngày 5/7, thị giá HVN đã giảm gần 40%.

Trong phiên giảm mạnh hôm nay, khối ngoại không còn tranh thủ mua hàng như phiên liền trước, thay vào đó là tâm lý thận trọng và bán ròng ở quy mô 286 tỷ đồng, tập trung chủ yếu ở một số cổ phiếu như DGC (-152 tỷ đồng), TCH (-31 tỷ đồng), VPB (-30 tỷ đồng).

Ngược lại, tiền ngoại tranh thủ bắt đáy VNM (+81 tỷ đồng), VCB (+40 tỷ đồng), BCM (+25 tỷ đồng).

Phó thống đốc Đào Minh Tú: VND mất giá hợp lý

Phó thống đốc Ngân hàng Nhà nước cho biết mức mất giá của VND giai đoạn 6 tháng đầu năm chỉ khoảng 4,4%, trong khi nhiều quốc gia ở ngưỡng 7-11%.

Nhà đầu tư nước ngoài bắt đáy khi chứng khoán giảm hơn 10 điểm

Trong ngày VN-Index giảm hơn 10 điểm và lùi xuống mức thấp nhất kể từ đầu tháng 7, các nhà đầu tư nước ngoài chi hơn 350 tỷ đồng để gom cổ phiếu.

Gemadept sắp chào bán hơn 103 triệu cổ phiếu rẻ hơn 63% thị giá

Với hơn 3.000 tỷ đồng thu được từ đợt chào bán, Gemadept dự định mua sắm tài sản cố định, trả nợ vay ngân hàng và tăng vốn góp vào CTCP Cảng Nam Đình Vũ.

Trong môi trường kinh tế hiện nay, đầu tư đã trở thành khái niệm không mấy xa lạ với hầu hết mọi người. Để độc giả có thể tiếp cận những xu hướng đầu tư mới nhất, Tri Thức - Znews xây dựng chủ đề Đầu tư qua sách - nơi ghi lại những cuốn sách, câu chuyện, xu hướng đầu tư đã và đang diễn ra. Trong đó, các lĩnh vực đầu tư phổ biến bao gồm bất động sản, chứng khoán, ngoại hối và tiền ảo... Ngoài các câu chuyện về đầu tư, Đầu tư qua sách còn bao gồm các kiến thức về quản lý gia sản, tài chính cá nhân.

Minh Khánh

Bạn có thể quan tâm