Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Chứng khoán 11/3: Giảm mạnh 2 phiên liên tiếp

Sau 2 phiên điều chỉnh liên tiếp, chỉ số VN-Index đã thiệt hại tổng cộng hơn 32 điểm. Kết thúc phiên 11/3, VN-Index lùi về mốc 1.235,49 điểm.

Chỉ số VN-Index đã lùi về vùng giao dịch cuối tháng 2. Ảnh: Việt Linh.

Các nhà đầu tư chứng khoán bước vào phiên giao dịch 11/3 với tâm lý tương đối thận trọng sau cú điều chỉnh hơn 21 điểm tại phiên gần nhất (8/3).

Trạng thái giằng co không diễn ra quá quyết liệt trong phần lớn thời gian giao dịch. Thay vào đó, lực mua và bán thay nhau thăm dò phản ứng của thị trường.

Tuy nhiên, khi phiên chiều trôi qua một nửa thời gian, áp lực chốt lời nhanh chóng tràn lên và kéo VN-Index lao dốc. Việc dòng tiền bắt đáy tỏ ra hờ hững cũng khiến chỉ số mất đi lực đỡ.

Kết phiên, VN-Index tiếp tục giảm về mốc 1.235,49 điểm sau khi mất 11,86 điểm (-0,95%); chỉ số HNX-Index cũng giảm 2,48 điểm (-1,05%) xuống 233,84 điểm; UPCoM-Index giảm 0,57 điểm (-0,63%) xuống 90,66 điểm.

Thanh khoản toàn thị trường duy trì ở mức cao, đạt 26.600 tỷ đồng, nhưng vẫn thấp hơn 25% so với phiên bán tháo cuối tuần trước.

Rổ cổ phiếu VN30 hôm nay ghi nhận 25 mã giảm, áp đảo hoàn toàn so với 3 mã tăng và 2 mã giữ tham chiếu. Đà lao dốc của các cổ phiếu trụ, đặc biệt là dòng ngân hàng, là một phần nguyên nhân khiến chỉ số lùi sâu.

Nhóm 10 cổ phiếu tác động tiêu cực đến VN-Index hôm nay xuất hiện tới 5 cái tên thuộc ngành ngân hàng là VCB (-1,1%); VPB (-2,4%); BID (-1,2%); MBB (-2,8%) và TCB (-1,5%). Ngoài ra, nhóm này còn có sự tác động từ GAS (-2,1%); HPG (-1,3%); BCM (-3,2%); VRE (-3,5%) và MWG (-2,8%).

Ngược lại, việc GVR (+1,9%); VNM (+0,4%) tăng lên đã hạn chế phần nào lực rơi của chỉ số.

Sắc đỏ bao phủ bảng điện tử và lan tỏa sang nhiều nhóm ngành. Tuy nhiên, một số nhóm cổ phiếu công nghệ vẫn có diễn biến ngược chiều thị trường nhờ sở hữu câu chuyện riêng.

Điển hình như cổ phiếu “họ FPT” chứng kiến mã FRT của FPT Retail tăng 5,8% hay FTS của Chứng khoán FPT tăng 2,7%. Riêng FPT vẫn giữ nguyên tham chiếu trong phiên hôm nay ở 110.000 đồng/cổ phiếu.

chung khoan hom nay,  mua co phieu gi anh 1

VN-Index đã giảm 2 phiên liên tiếp với biên độ lớn. Ảnh: TradingView.

Tương tự, cổ phiếu “họ Viettel” trải qua phiên giao dịch bứt phá khi CTR của Công trình Viettel tăng trần; VTP của Viettel Post vẫn nhận được lực mua vào mạnh mẽ, qua đó tăng 4,5% bất chấp việc sắp đến ngày chuyển niêm yết lên HoSE; mã VGI của Đầu tư Quốc tế Viettel cũng tăng 5,5%.

Chia sẻ với Tri thức - Znews, chuyên gia chứng khoán Trần Lâm Bình, giảng viên Học viện New World Education, lưu ý cổ phiếu công nghệ thông tin và viễn thông với đại diện là FPT và VGI đang nhận được sự quan tâm của nhiều nhà đầu tư. Dự báo 2 cổ phiếu này vẫn còn dư địa tăng thêm với kỳ vọng cuộc chạy đua sản xuất chip phục vụ công nghiệp AI và hoạt động triển khai 5G diện rộng trong thời gian tới.

Hôm nay, khối ngoại tận dụng bối cảnh điều chỉnh của chỉ số để mua ròng 68 tỷ đồng, trong đó ưu tiên FRT (+97 tỷ đồng); EIB (+65 tỷ đồng); FTS (+62 tỷ đồng); HPG (+60 tỷ đồng).

Trái lại, các mã như PVS (-98 tỷ đồng); MSN (-91 tỷ đồng); KBC (-63 tỷ đồng); VPB (-48 tỷ đồng) lại bị các nhà đầu tư nước ngoài đẩy mạnh chốt lời.

Chứng khoán có thể tiếp tục bị chốt lời tuần này

Chỉ số chính được dự báo khó bùng nổ trong tuần này khi các nhà đầu tư vẫn tranh thủ chốt lời. VN-Index được dự báo tiếp tục điều chỉnh và kiểm tra lại các mốc hỗ trợ.

Nhà đầu tư nước ngoài chốt lời cả nghìn tỷ đồng trên HoSE

Tính riêng trên sàn HoSE, khối ngoại đã đẩy mạnh bán ròng và nâng giá trị lên 980 tỷ đồng. Danh mục bán tập trung ở các cổ phiếu, chứng chỉ quỹ đã có mức tăng tốt thời gian qua.

Tỷ phú Thái Lan sắp nhận thêm hơn 330 tỷ đồng cổ tức từ Vinamilk

Nếu nhận khoản cổ tức đợt 3/2023, quỹ F&N Dairy Investments của tỷ phú Charoen Sirivadhanabhakdi có thể thu về tổng cộng gần 1.100 tỷ đồng cổ tức từ Vinamilk trong năm 2023.

Trong môi trường kinh tế hiện nay, đầu tư đã trở thành khái niệm không mấy xa lạ với hầu hết mọi người. Để độc giả có thể tiếp cận những xu hướng đầu tư mới nhất, Tri thức - Znews xây dựng chủ đề Đầu tư qua sách - nơi ghi lại những cuốn sách, câu chuyện, xu hướng đầu tư đã và đang diễn ra. Trong đó, các lĩnh vực đầu tư phổ biến bao gồm bất động sản, chứng khoán, ngoại hối và tiền ảo... Ngoài các câu chuyện về đầu tư, Đầu tư qua sách còn bao gồm các kiến thức về quản lý gia sản, tài chính cá nhân.

Minh Khánh

Bạn có thể quan tâm