Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Chủ tịch World Bank: Sau đại dịch là thách thức nhiên liệu sạch

Chủ tịch Ngân hàng Thế giới David Malpass nói với Zing về kế hoạch hỗ trợ tài chính đối phó đại dịch trong tương lai, và việc giúp các nước chuyển sang nguồn nhiên liệu sạch hơn.

Bên lề cuộc họp mùa xuân giữa Ngân hàng Thế giới (World Bank - WB) và Tổ chức Tiền tệ Quốc tế ngày 7/4 (giờ Hà Nội), Chủ tịch World Bank David Malpass có cuộc họp báo trực tuyến với phóng viên trên thế giới.

Trả lời câu hỏi của Zing, ông Malpass nhấn mạnh sự chuẩn bị là điều rất quan trọng trong công tác ứng phó với những đại dịch tương tự Covid-19 trong tương lai. "Đó là một phần trong các chương trình của chúng tôi", ông nói.

chu tich Ngan hang The gioi anh 1

Ông David Malpass từng là quan chức cấp cao thuộc Bộ Tài chính trong chính quyền của cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump. Ông được chọn làm chủ tịch Ngân hàng Thế giới kể từ tháng 4/2019. Ảnh: AFP.

Chủ tịch World Bank cho biết tổ chức này có công cụ gọi là Lựa chọn rút vốn ứng phó thảm họa (Catastrophe Deferred Drawdown Option, CAT DDO). Công cụ này giúp một nước chứng tỏ sự sẵn sàng ứng phó của mình, và nhận hỗ trợ tài chính kịp thời nếu có khủng hoảng.

Tuy nhiên, ông Malpass nói quy mô công cụ này hiện chưa đủ lớn cho một đại dịch như khủng hoảng Covid-19. "Nên chúng tôi cần nỗ lực hơn cho một kế hoạch phòng bị cấp quốc tế. Đó là một phần chính trong các chương trình của World Bank", ông nói.

Một mặt, ông khuyến khích các quốc gia hành động tương tự. Mặt khác, ông thừa nhận sự chuẩn bị thực sự là thách thức với mỗi nước.

"Khi đói nghèo vẫn còn phổ biến, một nước có thể lập luận rằng 'Làm sao tôi có thể chuẩn bị cho tương lai, khi mà trẻ em nơi tôi lúc này còn không được ăn đủ chất?'. Đó là câu hỏi hợp lý mà thế giới cần phải giải quyết", Chủ tịch World Bank Malpass nói.

Ông Malpass khẳng định việc giúp càng nhiều người thoát nghèo là vì lợi ích chung của nhân dân thế giới, cũng như trong việc chuẩn bị cho các đại dịch hoặc các biến cố chấn động. Do vậy, ông nhấn mạnh về một trọng tâm toàn cầu trong việc tăng nguồn quỹ hỗ trợ.

Chủ tịch World Bank cho biết các nước nhóm G20 đều tán thành việc tăng cường bổ sung cho Hiệp hội Phát triển Quốc tế (IDA) - một chương trình của World Bank với sứ mệnh đặc biệt là tài trợ cho các nước nghèo.

Trả lời Zing, Chủ tịch World Bank Malpass đặc biệt quan tâm tình hình ứng phó biến đổi khí hậu ở Việt Nam. "Một trong những thách thức với Việt Nam, theo tôi, là việc sử dụng nhiều than và phát thải khí nhà kính".

Ông cho biết một trong những thách thức khi thực hiện kế hoạch hành động về biến đổi khí hậu của Ngân hàng Thế giới là giúp các nước chuyển từ than sang nguồn năng lượng sạch hơn, hoặc ít thải khí carbon hơn, trong khi bảo đảm duy trì công suất tải nền trong hệ thống điện của họ.

"Việc bảo đảm người nào cũng có điện sử dụng là điều quan trọng, nhưng cần thực hiện điều này trên cơ sở toàn cầu mà lượng khí nhà kính thải ra ít hơn", ông Malpass nói.

Do vậy, chủ tịch World Bank nói vấn đề trên nên là ưu tiên cao để thế giới cùng suy nghĩ, về việc hỗ trợ tài chính đối với quá trình chuyển tiếp ở các nước mà đã đầu tư vào những nguồn nhiên liệu phát thải nhiều.

"Vậy làm thế nào để các nước nhanh chóng thoát khỏi tình trạng trên và bắt đầu chuyển đổi? Đó là một phần trong kế hoạch hành động khí hậu của chúng tôi, để nhanh chóng hướng đến các nguồn nhiên liệu phát thải thấp hơn trong mạng lưới điện", chủ tịch World Bank nói.

Giám đốc World Bank: Việt Nam đang đứng trước cơ hội chưa từng có

Chia sẻ với các phóng viên trước khi hoàn thành nhiệm kỳ công tác, Giám đốc World Bank tại Việt Nam Ousmane Dione nói kinh tế Việt Nam đang đứng trước cơ hội “chưa từng có”.

World Bank dự báo kinh tế Việt Nam tăng 6,1%

Báo cáo về kinh tế khu vực được Ngân hàng Thế giới (WB) công bố sáng 26/3 cho biết Việt Nam sẽ đạt tốc độ tăng trưởng 6,1% trong năm nay.

Như Trần - Cảnh Toàn

Bạn có thể quan tâm