Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Chủ tịch Trung Quốc có kế hoạch gì để duy trì ảnh hưởng?

Ông Hồ Cẩm Đào muốn trở thành lãnh đạo Trung Quốc đầu tiên kể từ năm 1949 rút lui sạch sẽ khỏi chính trường khi kết thúc nhiệm kỳ, sau khi cắt cử một số nhân vật thân tín ngồi vào ghế nóng.

Chủ tịch Trung Quốc có kế hoạch gì để duy trì ảnh hưởng?

Ông Hồ Cẩm Đào muốn trở thành lãnh đạo Trung Quốc đầu tiên kể từ năm 1949 rút lui sạch sẽ khỏi chính trường khi kết thúc nhiệm kỳ, sau khi cắt cử một số nhân vật thân tín ngồi vào ghế nóng.

Gần đây người ta nhắc nhiều tới Hồ Xuân Hoa - Bí thư Đảng ủy khu tự trị Nội Mông, người được chủ tịch Hồ Cẩm Đào đặc biệt đề cử vào một suất đứng trong Ban thường vụ Bộ chính trị trong kế hoạch chuẩn bị để hạ cánh an toàn.

Ngoài Hồ Xuân Hoa, còn một nhân vật chính trị trứ danh khác cũng được ông Hồ Cẩm Đào đặc biệt lưu ý, đó là phó thủ tướng Lý Khắc Cường.

Trong những tháng sát nút Đại hội Đảng Trung ương Trung Quốc, ông Hồ Cẩm Đào đang cố gắng tạo cơ hội để đẩy ông Lý Khắc Cường, một trong những đồng minh thân cận nhất, vào vị trí nắm quyền lực tối cao trong quân đội Trung Quốc - một động thái cho phép ông duy trì ảnh hưởng tới bộ máy quyền lực Bắc Kinh trước khi bàn giao toàn bộ công việc cho người kế nhiệm.

Theo 3 nguồn tin có quan hệ mật thiết với vị lãnh đạo hàng đầu Trung Quốc, ông Hồ Cẩm Đào dự định sẽ cắt đứt toàn bộ các mối liên kết trực tiếp với bộ máy điều hành đất nước vào đầu năm 2013 sau khi đưa thành công phó thủ tướng Lý Khắc Cường vào ghế phó chủ tịch Quân Ủy Trung ương trong 5 năm kế tiếp.

Chủ tịch Hồ Cẩm Đào.

Nguyên nhân khiến ông Hồ Cẩm Đào muốn chính thức bàn giao sạch sẽ vai trò của mình trên cả 3 phương diện tổng bí thư, chủ tịch nước và chủ tịch quân ủy trung ương cho người kế nhiệm – dự kiến là ông Tập Cận Bình - trong vòng 7 tháng tới là để tránh lặp lại vết xe đổ trong quá khứ, cũng trong bối cảnh một cuộc chuyển giao quyền lực tối cao.

Đó là trường hợp ông Giang Trạch Dân – người tiền nhiệm của chủ tịch Hồ Cẩm Đào, đã cố gắng bám trụ ngôi vị chủ tịch Quân Ủy Trung ương 2 năm sau khi rời khỏi chức vụ chủ tịch nước, làm dấy lên những dư luận không tốt.

Theo truyền thống chính trị Trung Quốc, ngay cả ông Hồ Cẩm Đào cũng có thể lưu lại vai trò chủ tịch Quân Ủy trung ương – thành trì cuối cùng của quyền lực, giám sát 2,3 triệu lính tinh nhuệ của quân đội giải phóng Trung Quốc (PLA) trong vòng 2 năm sau khi bàn giao hoàn toàn chức vụ chủ tịch nước vào tháng 3/2013. Tuy nhiên, vị lãnh đạo này muốn trở thành người đầu tiên kể từ năm 1949 rút lui sạch sẽ khỏi chính trường sau khi hết nhiệm kỳ.

Là một thành viên cấp cao của Bộ chính trị, phó thủ tướng Lý Khắc Cường – người gần như sẽ lên ngôi thủ tướng Trung Quốc vào tháng 3 năm sau, nếu được chủ tịch Hồ Cẩm Đào đề cử thành công sẽ nắm trong tay nhiều quyền hơn đương kim thủ tướng Ôn Gia Bảo. Theo đánh giá của giới phân tích, ông Lý Khắc Cường có cách tiếp cận ôn hòa hơn ông Hồ Cẩm Đào đối với những tranh chấp lãnh thổ trên biển mà Trung Quốc đang vướng phải với Nhật Bản, Việt Nam, Philippines và Đài Loan.

Theo một số nhà phân tích, bên cạnh mục tiêu duy trì ảnh hưởng gián tiếp trên chính trường Trung Quốc, việc ông Hồ Cẩm Đào muốn đưa Lý Khắc Cường vào PLA còn nhằm cân bằng ảnh hưởng chính trị của chủ tịch tương lai Tập Cận Bình, hạn chế sự thâu tóm quyền lực quá lớn, điều ông Hồ Cẩm Đào đã từng được trải qua trong gần 2 nhiệm kỳ.

Theo CafeF/TTVN

 

Theo CafeF/TTVN

Bạn có thể quan tâm