Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Chủ tịch nước: 'Có việc chạy thành tích để nâng lương, thăng cấp hàm'

"Tôi nói thật có hiện tượng chạy thành tích, dùng thành tích khen thưởng để nâng lương, thăng cấp hàm”, Chủ tịch nước nói và chia sẻ có thời điểm ông ký khen thưởng "mỏi tay".

Thực trạng này được Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đặt ra tại phiên họp tổ sáng 23/10 về dự án Luật Thi đua khen thưởng (sửa đổi).

Từng nắm giữ cương vị phó thủ tướng rồi Thủ tướng, Chủ tịch nước cho biết có khá nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực thi đua khen thưởng. Ông cũng thẳng thắn chỉ ra những hạn chế khi chúng ta tập trung nhiều vào khen thưởng mà chưa chú ý phát động phong trào thi đua một cách mạnh mẽ.

Gắn trách nhiệm của người đề xuất, thẩm tra hồ sơ khen thưởng

“Phải làm sao thi đua thực tế hơn, tránh hình thức để thấm sâu vào từng cơ quan, đơn vị và tạo nên phong trào quần chúng”, Chủ tịch nước nói.

Trong khen thưởng, người đứng đầu Nhà nước cũng chỉ ra có hiện tượng chạy thành tích, dùng thành tích khen thưởng để nâng lương, thăng cấp hàm. “Có không? Tôi nói là có, có một số ngành tôi ký quá mỏi tay vì khen thưởng quá nhiều”, Chủ tịch nước chia sẻ.

Với thực tế vừa phản ánh, Chủ tịch nước yêu cầu khen thưởng phải phù hợp, chặt chẽ, đúng quy định.

chay thanh tich de thang cap ham anh 1

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đề nghị có cơ chế nâng cao trách nhiệm của người đề xuất, thẩm định hồ sơ khen thưởng. Ảnh: Quang Phúc.

“Vì khen thưởng có quyền lợi nhất định nên phải có chế tài về trách nhiệm của tổ chức, cá nhân trong quá trình trình thi đua, khen thưởng”, Chủ tịch nước nêu ý kiến.

Ví dụ một người nếu bị thu hồi thành tích thi đua khen thưởng do có khiếu nại việc khen thưởng không chính xác, người trình phải chịu trách nhiệm nhưng người thẩm tra, thẩm định cũng phải chịu trách nhiệm.

“Gần đây tôi có viết một bức thư, yêu cầu mỗi chuyên viên Ban Thi đua khen thưởng Trung ương phải xem xét, chịu trách nhiệm hồ sơ, chống tiêu cực, tham nhũng trong quá trình khen thưởng”, Chủ tịch nước nói và cho rằng phải đưa vào luật trách nhiệm cá nhân, tổ chức trong quá trình trình hồ sơ khen thưởng.

Nhân bàn về luật này, Chủ tịch nước đề nghị có hình thức tôn vinh cá nhân, tổ chức có thành tích trong dịch Covid-19, ở cả tuyến đầu và tuyến sau. Điển hình, Chủ tịch nước dẫn chứng có những cụ già ủng hộ từng quả trứng hay bán cả mảnh đất để hỗ trợ, không tính toán bất cứ điều gì. “Đó là những hình ảnh tuyệt vời, như tấm gương thôi thúc toàn dân nên cần được tôn vinh”, Chủ tịch nước nói.

Có thể tạo sự háo danh và bệnh thành tích

Đại biểu Quốc hội Lê Thanh Vân cũng ủng hộ quan điểm của Chủ tịch nước trong việc cần rà soát, căn chỉnh cho đúng tính thực chất của thi đua và khen thưởng, “thưởng phải đúng công, phạt phải đúng tội”.

Vì thực tế còn dựa vào hình thức bình chọn trong thi đua, khen thưởng nên ông Vân cho rằng còn tình trạng lạm dụng phiếu đề cử, bình bầu.

chay thanh tich de thang cap ham anh 2

Đại biểu Quốc hội Bùi Hoài Sơn, Ủy viên Thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục. Ảnh: Quốc hội.

Một bất cập khác được đại biểu Quốc hội Bùi Hoài Sơn (Ủy viên Thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục) chỉ ra rằng thi đua khen thưởng có thể tạo ra sự háo danh và bệnh thành tích.

Ví dụ để đạt được danh hiệu NSND và NSƯT, các nghệ sĩ phải biểu diễn nên có nhiều hội diễn dù không có khán giả vẫn diễn để được xét tặng danh hiệu. Theo ông Sơn, đây là việc làm còn nặng tính hình thức.

Góp ý cho dự án luật, đại biểu Quốc hội Nguyễn Phi Thường (Hà Nội) kiến nghị tăng tính bao phủ trong khen thưởng với các đối tượng của xã hội, đặc biệt là người dân, doanh nghiệp tư nhân, công nhân tiêu biểu, xuất sắc. Việc này giúp các đối tượng đặc thù, yếu thế trong xã hội có cơ hội được khen thưởng.

Thực tế, đại biểu Thường nhận định các phong trào thi đua còn mang tính hành chính hóa, cộng dồn các thành tích mà chưa có cơ chế khuyến khích thi đua.

chay thanh tich de thang cap ham anh 3

Đại biểu Quốc hội Nguyễn Phi Thường (Hà Nội). Ảnh: Quốc hội.

Góp ý cần đơn giản hóa thủ tục xét tặng danh hiệu khen thưởng gắn với trách nhiệm của cấp đề nghị, ông Thường cho rằng cơ quan đề xuất phải có trách nhiệm lập thành tích thay vì cá nhân phải tự báo cáo thành tích của mình.

Cùng quan điểm, đại biểu Phạm Xuân Ấn (Hà Nội) cho rằng tiêu chí thi đua, khen thưởng vẫn chỉ hướng đến các đối tượng là cán bộ, công chức chứ không phải doanh nghiệp, người lao động trực tiếp. Vị đại biểu góp ý nên bỏ bớt trình tự, thủ tục mang tính hình thức như bản thân người được khen phải tự báo cáo thành tích.

Đại biểu Trương Xuân Cừ (Hà Nội) cũng nhấn mạnh cần quan tâm đến khen thưởng người lao động, song ông nhìn nhận đây là vấn đề khó khăn, bởi nếu không có sự đột phá để khích lệ những doanh nghiệp, người lao động trực tiếp thì họ rất khó có thể được danh hiệu thi đua khen thưởng.

Ông cũng đề xuất đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin để hạn chế tiêu cực trong thi đua khen thưởng bằng cách tra cứu thành tích thi đua qua cổng thông tin điện tử quốc gia. Cùng với đó, ông nhấn mạnh cần rà soát lại các danh hiệu thi đua của các bộ, ngành, địa phương đi kèm với quyền lợi như tăng lương, đăng tên bảng vàng hoặc mua nhà ở xã hội.

Chủ tịch nước: 'Không thể đóng cửa đất nước mãi'

"Chúng ta phải mở cửa giải quyết việc làm, thu nhập, phát triển kinh tế - xã hội, nhưng vẫn phải đề cao cảnh giác vì Covid-19 luôn đe dọa", Chủ tịch nước chia sẻ.

Ky nhieu hop dong, tong hon 286 trieu USD tai trien lam quoc phong hinh anh

Ký nhiều hợp đồng, tổng hơn 286 triệu USD tại triển lãm quốc phòng

0

Tại Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024, các đơn vị của Tổng cục Công nghiệp quốc phòng, Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội (Viettel) đã ký kết 16 hợp đồng, với tổng giá trị khoảng 286,3 triệu USD. Các đơn vị ký kết 17 thoả thuận hợp tác chiến lược giữa công nghiệp quốc phòng Việt Nam và doanh nghiệp của các nước có nền công nghiệp phát triển như Mỹ, Ấn Độ, Pháp, Bỉ.

Hoài Thu

Bạn có thể quan tâm