Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Chủ bộ sưu tập NFT bỏ trốn với 1,3 triệu USD

Dù được xác nhận danh tính, người đứng sau bộ sưu tập NFT Big Daddy Ape Club đã bỏ trốn với số tiền 1,3 triệu USD từ nhà đầu tư.

Ngày 11/1, bộ sưu tập NFT có tên Big Daddy Ape Club, dựa trên mạng lưới blockchain Solana (SOL) bất ngờ biến mất sau một thời gian mở bán. Kẻ lừa đảo đứng sau dự án bỏ trốn với 9.136 SOL, tương đương 1,3 triệu USD từ những người đầu tư vào NFT này.

Trước khi được xác nhận lừa đảo, Big Daddy Ape Club đã nhận thẻ "xác minh" của Civic. Đây là công ty tiền mã hóa có trụ sở tại San Francisco (Mỹ), cung cấp dịch vụ xác minh danh tính các dự án NFT trên mạng blockchain Solana.

Tháng 12/2021, Civic thông báo đã "xác minh" Big Daddy Ape Cub thông qua chương trình Verified by Civic Pass. Đây là dịch vụ giúp xác nhận danh tính người tạo ra NFT trong thế giới thực, tạo lòng tin cho cộng đồng đầu tư. Tuy nhiên, sự tin tưởng ấy đã mang đến cơ hội lừa đảo cho kẻ đứng sau Big Daddy Ape Cub.

'Cu lua' NFT tri gia 1, 3 trieu USD anh 1

Bộ sưu tập NFT Big Daddy Ape Club trên Solanart. Ảnh: NFTs Mag.

Big Daddy Ape Cub gồm những gì?

Big Daddy Ape Club (BDAC) là bộ sưu tập 2.222 hình vẽ con vượn, liên kết với blockchain Solana và niêm yết trên sàn NFT Solanart. Sau một thời gian chào bán, toàn bộ thông tin liên quan đến BDAC, kể cả các trang mạng xã hội đã bị xóa.

Đây là chiêu thức lừa đảo phổ biến khi người phát triển rút vốn rồi đóng cửa dự án, biến mất cùng số tiền của nhà đầu tư. Faith Orr, nghệ sĩ kỹ thuật số và blogger NFT cho biết nhóm phát triển BDAC đã đóng máy chủ Discord vài giờ trước thời điểm "đúc" (mint) NFT. Các nhà đầu tư cũng không nhận được NFT sau khi trả khoản SOL tương ứng.

Orr nhận định đây là động thái lừa đảo "thô bạo". "Hầu hết kẻ lừa đảo khi rút vốn đều để lại NFT cho nạn nhân dù chúng không bao giờ được niêm yết trên thị trường thứ cấp", Orr cho biết.

Tài khoản Twitter, máy chủ Discord và website của BDAC không còn tồn tại. Solanart xác nhận đã xóa bộ sưu tập khỏi trang web, nói thêm dự án được xác minh bởi Civic nhưng người đứng sau chúng vẫn quyết định lừa đảo.

'Cu lua' NFT tri gia 1, 3 trieu USD anh 2

Trang Twitter và website của BDAC biến mất. Ảnh: NFTs Mag.

"Danh tính người tự nhận tạo ra dự án BDAC đã được xác minh thông qua chương trình của Civic. Chúng tôi đang hợp tác với cơ quan chức năng để hỗ trợ điều tra, nhưng chưa biết cuộc điều tra sẽ kéo dài bao lâu", Chris Hart, CEO Civic chia sẻ với Decrypt.

Mert, kỹ sư phần mềm tại Coinbase cho biết đây là đợt rút vốn NFT lớn nhất từng chứng kiến. Khi theo dõi ví điện tử của kẻ lừa đảo, Mert ghi nhận một khoản tiền đã được chuyển vào trên sàn Binance. Sau khi nhận báo cáo, Binance đã khóa tài khoản kẻ lừa đảo, đồng thời làm việc với cơ quan pháp luật để điều tra.

Lỗ hổng trong hệ thống xác minh của Civic

Hert cho biết Civic nhắm đến mức độ chính xác cao nhất khi xác minh danh tính tác giả NFT, nhưng thừa nhận quy trình cũng không đảm bảo luôn chính xác 100%.

Theo đó, chương trình Verified by Civic Pass hoạt động bằng cách xác minh quyền kiểm soát tài khoản Twitter, tên miền website và danh tính người tạo ra dự án thông qua thu thập giấy tờ định danh (ID). Quá trình xác minh cũng bao gồm quét khuôn mặt 3D. Dù vậy, kẻ lừa đảo đứng sau BDAC vẫn vượt qua vòng xác minh để lừa đảo nhà đầu tư.

Nhiều người dùng đã đặt ra tính nghi vấn liên quan đến hệ thống xác minh của Civic. "Liệu các tiêu chí đánh giá có hợp lệ không? Việc thu thập thông tin, hoạt động chuyên nghiệp trên mạng xã hội và website đẹp có thực sự bảo vệ nhà đầu tư không", Kylienft, nhà sưu tầm NFT chia sẻ trên Twitter.

Theo Civic, quá trình xác minh được thiết kế để chia sẻ thông tin với cơ quan thẩm quyền trong trường hợp dự án bị rút vốn.

'Cu lua' NFT tri gia 1, 3 trieu USD anh 3

Ôm tiền nhà đầu tư rồi bỏ trốn không phải kiểu lừa đảo mới trong giới tiền mã hóa. Ảnh: NFTs Mag.

"Trong vài tháng qua, chúng tôi đã mở rộng vai trò giúp tăng cường sự tin cậy và an toàn trên hệ sinh thái NFT", Hart chia sẻ. Hiện nay, Civic đã hợp tác với Magic Eden, cửa hàng NFT Solana lớn nhất về khối lượng giao dịch, đồng thời làm việc với website xếp hạng dự án NFT RadRugs để tích hợp vào danh sách bảo mật của Civic.

Do phí giao dịch trên Solana gần như bằng 0, nhà đầu tư có thể sử dụng bot để spam giao dịch trong các đợt IDO (phát hành coin lần đầu trên sàn giao dịch phi tập trung) hoặc NFT có giá trị trong thời gian "đúc" để bán lại trên thị trường thứ cấp với giá cao hơn.

Theo Hart, Civic đã hợp tác với Metaplex, công ty đứng sau giao thức "đúc" NFT trên Solana để hạn chế việc sử dụng bot. Tháng 11/2021, Civic ra mắt Ignite Pass, phiên bản miễn phí của Civic Pass giúp người mua NFT chứng minh sự trong sạch. Tuy nhiên, hệ thống này không hoạt động hiệu quả trong một đợt bán NFT của Mortuary Inc.

Những yếu tố khiến giá Bitcoin mất mốc 40.000 USD

Giá Bitcoin đã giảm xuống dưới mốc 40.000 USD và toàn bộ thị trường tiền mã hóa cũng đang trong giai đoạn bán tháo.

Thợ đào tiền số may mắn nhận khoản thưởng hơn 500.000 USD

Thợ đào này đã một mình xác thực khối dữ liệu giao dịch và nhận toàn bộ 170,65 ETH tiền thưởng. Con số trên cao gấp 42 lần mức trung bình.

Bộ ảnh NFT của Irene Zhao trị giá 6,8 triệu USD

Bộ sưu tập 1.107 ảnh NFT của Irene Zhao đạt tổng khối lượng giao dịch 2.200 Ethereum. Cô chuẩn bị ra mắt nền tảng mạng xã hội phi tập trung So-Col trên Web3.

Phúc Thịnh

Bạn có thể quan tâm