Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Chốt đầu tư hơn 160.000 tỷ xây 2 đường vành đai ở Hà Nội, TP.HCM

Đường vành đai 3 TP.HCM và vành đai 4 vùng thủ đô Hà Nội sẽ được triển khai ngay sau khi Quốc hội thông qua chủ trương đầu tư, với tổng mức vốn hơn 160.000 tỷ cho 2 dự án.

Sáng 16/6, Quốc hội thông qua Nghị quyết về chủ trương đầu tư Dự án xây dựng đường vành đai 3 TP.HCM và Nghị quyết về chủ trương đầu tư xây dựng đường vành đai 4 vùng thủ đô Hà Nội.

Các dự án ngoài mục tiêu kết nối phát triển kinh tế, còn được kỳ vọng giải quyết vấn nạn ùn tắc giao thông ở hai thành phố lớn.

Với nghị quyết vừa được thông qua, Quốc hội đồng ý đầu tư 75.378 tỷ để xây dựng 76,34 km đường vành đai 3 TP.HCM. Công trình sẽ được chia thành 8 dự án thành phần, theo hình thức đầu tư công.

Quoc hoi thong qua 5 du an giao thong quan trong anh 1

Dự án đường vành đai 3 TP.HCM và vành đai 4 Hà Nội được kỳ vọng tăng tính kết nối giao thông, giảm ùn tắc cho 2 thành phố lớn. Ảnh: Quỳnh Danh.

Dự án áp dụng các công nghệ tiên tiến, hiện đại, bảo đảm yêu cầu an toàn, đồng bộ, chất lượng và hiệu quả; khuyến khích ứng dụng công nghệ cao trong tổ chức thi công, thích ứng với biến đổi khí hậu; thực hiện hình thức thu phí tự động không dừng trong khai thác, vận hành.

Sơ bộ nhu cầu sử dụng đất của dự án, theo Nghị quyết, là khoảng 642,7 ha.

Thời gian chuẩn bị đầu tư, thực hiện dự án từ năm 2022, cơ bản hoàn thành năm 2025 và đưa vào khai thác từ năm 2026.

Để thực hiện dự án, Quốc hội cho phép áp dụng một số cơ chế, chính sách đặc biệt. Cụ thể, về nguồn vốn, Chính phủ được phép điều chỉnh Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025 số tiền hơn 17.000 tỷ đồng đã bố trí cho Bộ Giao thông Vận tải giao về các địa phương để thực hiện dự án (trong đó TP.HCM là 10.627 tỷ đồng, Đồng Nai là 856 tỷ đồng, Bình Dương là 4.266 tỷ đồng, Long An là 1.397 tỷ đồng).

Cùng với đó, Quốc hội đồng ý tăng tổng mức vốn trung hạn trong Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025 từ nguồn vốn dự kiến tăng thu của các địa phương.

Quoc hoi thong qua 5 du an giao thong quan trong anh 2

Sơ đồ các đoạn vành đai 3 TP.HCM cần khép kín.

Vẫn trong cơ chế, chính sách đặc thù, nghị quyết quy định trong 2 năm kể từ khi được thông qua, Quốc hội cho phép người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền xem xét, quyết định việc chỉ định thầu đối với gói thầu tư vấn, gói thầu phục vụ di dời hạ tầng kỹ thuật; gói thầu thực hiện bồi thường, hỗ trợ, tái định cư.

UBND TP.HCM chịu trách nhiệm là cơ quan đầu mối tổ chức thực hiện dự án bảo đảm tính tổng thể, đồng bộ. Trường hợp điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án trong thời gian Quốc hội không họp, Quốc hội ủy quyền Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, quyết định.

Quốc hội cũng đồng thời quyết việc đầu tư 85.813 tỷ đồng để xây dựng đường vành đai 4 vùng thủ đô Hà Nội với khoảng 112,8 km, chia thành 7 dự án thành phần.

Sơ bộ nhu cầu sử dụng đất của dự án vành đai 4 khoảng 1.341 ha, trong đó đất trồng lúa khoảng 816 ha, đất nông nghiệp khác khoảng 258 ha, đất dân cư khoảng 58 ha và đất khác khoảng 209 ha. Quốc hội cho phép chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa để thực hiện dự án.

Theo nghị quyết của Quốc hội, đường vành đai 4 vùng thủ đô sẽ được chuẩn bị đầu tư, thực hiện từ năm 2022, cơ bản hoàn thành năm 2026 và đưa vào khai thác từ năm 2027.

Hà Nội chịu trách nhiệm là cơ quan đầu mối tổ chức thực hiện dự án bảo đảm tính tổng thể, đồng bộ. Còn các chính sách, cơ chế đặc thù được áp dụng tương đương dự án đường vành đai 3 TP.HCM.

Vì sao tổng mức đầu tư, chi phí GPMB đường vành đai 3 TP.HCM cao?

Theo ông Phan Văn Mãi, mỗi đường có vị trí khác nhau, chi phí cũng sẽ khác nhau. Đường vành đai 3 TP.HCM đi qua khu đô thị hóa, có mật độ dân cư đông nên chi phí GPMB cao hơn.

TP.HCM tính đấu giá 500 ha đất dọc tuyến vành đai 3 để thu 27.000 tỷ

“Việc đấu giá đất dọc tuyến sau khi đường vành đai 3 TP.HCM vận hành tạo nguồn thu lớn cho ngân sách các địa phương, phục vụ tái đầu tư, phát triển”, Chủ tịch TP.HCM nói.

Hoài Thu

Bạn có thể quan tâm