Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Chông gai nào chờ đón ông Obama trong 2 năm nhiệm kỳ cuối?

Kinh tế phục hồi chậm, khủng bố, chiến tranh, mâu thuẫn chính trị giữa đảng Dân chủ và Cộng hòa khiến Tổng thống Obama đối mặt với vô vàn thách thức trong 2 năm cuối nhiệm kỳ.

Hai năm cuối nhiệm kỳ của Tổng thống Obama sẽ đầy thử thách khi phe Cộng hòa lên nắm quyền kiểm soát Quốc hội.
Hai năm cuối nhiệm kỳ của Tổng thống Obama sẽ đầy thử thách khi phe Cộng hòa lên nắm quyền kiểm soát Quốc hội.

Ngay trong bài phát biểu Thông điệp Liên bang vào 9h sáng 21/1 (theo giờ Việt Nam), Tổng thống Mỹ Barack Obama đã cho công bố một loạt đường hướng đối nội và đối ngoại của chính quyền trong năm 2015, bao gồm cả những vấn đề từng bị giới nghị sĩ Cộng hòa nhiều lần phản đối.

Về đối nội, ông Obama nhấn mạnh vào việc giải quyết các vấn đề của tầng lớp trung lưu. Về đối ngoại, ông bảo vệ cuộc chiến chống lại tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS).

Tuy nhiên, liệu những chính sách do ông Obama đề ra có thể thực hiện một cách "xuôi chèo mát mái" hay chúng lại rơi vào bế tắc và dang dở như nhiều chính sách mà vị Tổng thống Mỹ đã triển khai trong hơn 6 năm cầm quyền.

Tổng thống Obama tuyên bố Mỹ đã bước sang trang mới

Sáng 21/1 theo giờ Hà Nội, Tổng thống Mỹ Obama đã đọc Thông điệp Liên bang trước lưỡng viện quốc hội. Ông khẳng định Mỹ đã bước sang trang mới sau cuộc đại suy thoái năm 2009.


Những khó khăn và thách thức trong chính sách đối nội và đối ngoại hiện nay của Tổng thống Obama:

Đối nội

Ngay từ khi lên nhậm chức lần đầu tiên vào năm 2008, Tổng thống Obama đã theo đuổi cải cách chính sách y tế, nhập cư, thuế và kiểm soát súng đạn. Tuy nhiên, sau hơn 6 năm cầm quyền, những chính sách này vẫn dang dở.

Trong đó, vấn đề khiến ông Obama vấp phải sự phản đối mạnh mẽ nhất từ phe Cộng hòa chính là Đạo luật cải cách y tế (Obamacare). Theo đạo luật này, tất cả công dân Mỹ đến năm 2014 đều có thẻ bảo hiểm y tế. Trong khi, nước Mỹ vẫn còn tới 50 triệu dân, chiếm 16% dân số, không có bảo hiểm. Ngoài ra, để gom đủ nguồn ngân sách cho chính sách Obamacare, những người có thu nhập trên 1 triệu USD/năm tại Mỹ sẽ phải đóng thêm 5% thuế. Điều này đã vấp phải sự phản đối của giới nhà giàu, những ông chủ tài phiệt, những cổ đông giàu có trong các tập đoàn.

Ngay tại thời điểm đạo luật Obamacare mới chỉ là dự luật, chính sách này cũng chưa một lần được Quốc hội Mỹ thông qua. Trước đó, Hạ viện Mỹ đã hơn 50 lần bỏ phiếu bất thành nhằm loại bỏ hoặc sửa đổi từng phần trong đạo luật Obamacare kể từ năm 2011. Điều đó cho thấy Quốc hội lưỡng viện có do phe Dân chủ hay Cộng hòa giành quyền kiểm soát thì Tổng thống Obama vẫn mắc kẹt với những chính sách mà chính ông đề ra.

Đạo luật Obamacare nhận được sự ủng hộ từng lớp trung lưu và nghèo khó tại Mỹ.
Đạo luật Obamacare nhận được sự ủng hộ từng lớp trung lưu và nghèo khó tại Mỹ.

Ngoài ra, dư luận Mỹ còn đánh giá 2014 là năm Quốc hội nước này hoạt động yếm kém nhất trong lịch sử quốc gia. Chi tiêu ngân sách liên bang nhiều lần vượt trần quy định và chính phủ có thời gian phải ngừng hoạt động do hết tiền.

Điểm nhấn trên chính trường nước Mỹ trong năm 2014 còn phải kể tới kết quả của cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ vào ngày 4/11. Trong lịch sử các cuộc bầu cử quốc hội ở Mỹ, cử tri thường không mặn mà với những kỳ bầu cử không trùng với bầu cử tổng thống.

Tuy nhiên, cuộc bầu cử này lại mang ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với cả hai chính đảng lớn trên chính trường Mỹ. Với đảng Dân chủ và Tổng thống Obama, cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ không chỉ là thước đo uy tín của người dân dành cho đảng cầm quyền mà còn là ván cờ quyết định phạm vi hoạt động của chính phủ trong hai năm cuối nhiệm kỳ. Do đó, lá phiếu cử tri sẽ quyết định nhiệm kỳ thứ hai của Tổng thống Obama kết thúc một cách suôn sẻ hay đầy chông gai. Tuy nhiên, kết quả cuối cùng lại nghiêng về phe Cộng hòa và giành quyền kiểm soát Quốc hội Mỹ.

Một Tổng thống Obama ‘mới’ đang chèo lái nước Mỹ?

Kể từ sau thất bại nặng nề của đảng Dân chủ trong cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ, Tổng thống Obama đang tỏ ra quyết tâm hơn bao giờ hết nhằm đạt được các mục tiêu dang dở.


Một trong những lý do được đảng Dân chủ đưa ra để giải thích cho thất bại là việc kỳ bầu cử này đều rơi vào các bang có "thiên hướng" ủng hộ phe Cộng hòa. Song theo giới báo chí, thất bại của phe Dân chủ nói chung và Tổng thống Obama nói riêng xuất phát từ việc cử tri Mỹ đang mất dần niềm tin với vị tổng thống nước nhà.

Dù không giành đủ 2/3 số ghế (60 ghế) để chi phối mọi quyết sách trong Thượng viện nhưng nhờ chiếm được nhiều vị trí quan trọng, phe Cộng hòa đã tăng thêm sức nặng tiếng nói của mình để tạo sức ép lên Tổng thống Obama. Chính sức ép này sẽ là tiền đề để tạo sức bật cho phe Cộng hòa chiếm ưu thế vượt trội so với phe Dân chủ trong cuộc bầu cử sắp tới vào tháng 11/2016.

Nhưng rõ ràng, đây mới chỉ là cuộc bầu cử Quốc hội giữa nhiệm kỳ và nó chưa thể dự đoán được rằng phe Dân chủ sẽ thắng lợi hay thảm bại trong cuộc bầu cử Tổng thống năm 2016. Song chắc chắn, những quyết sách của Tổng thống Obama sẽ mang "thiên hướng" ngày càng lớn của Cộng hòa, bởi giữa hai phe buộc phải có những sự thỏa thuận và nhượng bộ lẫn nhau.

Điểm đáng nói, người dân Mỹ cũng không thích những mâu thuẫn và chia rẽ giữa phe Dân chủ và Cộng hòa trong suốt 6 năm ông Obama lên làm Tổng thống. Cũng vì sự đấu đá này mà nền kinh tế Mỹ không thể phục hồi nhanh như dự kiến và người dân Mỹ cũng không được hưởng một chương trình phúc lợi toàn diện.   

Nền kinh tế Mỹ dưới sự dẫn dắt của ông Obama tỏ ra không hiệu quả. Mỹ đã tăng trưởng trở lại, nhưng đà phục hồi còn chậm, và mức thâm hụt ngân sách còn ở mức đáng báo động.

Người dân New York đi xin việc làm.
Người dân New York đi xin việc làm.

Tuy nhiên, không thể phủ nhận rằng trong năm 2014, Mỹ đã tích cực cải thiện thị trường việc làm cho người lao động kéo theo mức chi tiêu của người tiêu dùng cũng tăng lên. Điển hình, tỷ lệ thất nghiệp của Mỹ trong tháng 12/2014 đã giảm xuống 5,6%, mức thấp nhất trong hơn 6 năm trở lại đây.

Theo thông báo của Bộ Thương mại Mỹ, nền kinh tế lớn nhất thế giới trong tháng cuối cùng của năm 2014 đã tạo ra được 252.000 việc làm. Còn theo thống kê của Bộ Lao động Mỹ, hơn 3 triệu người tìm được việc làm trong năm 2014. Đây là con số cao nhất trong vòng 15 năm trở lại đây tại Mỹ.

Trong đó, mức tăng trưởng việc làm mạnh nhất tập trung ở các ngành dịch vụ doanh nghiệp, nhà hàng và công nghiệp xây dựng. Tuy nhiên, thu nhập theo giờ - một chỉ số phản ánh độ  khỏe của nền kinh tế, lại bị sụt giảm.

Những hình ảnh đáng nhớ năm 2014 của Tổng thống Obama

Đội ngũ nhiếp ảnh Nhà Trắng đã công bố những tấm ảnh ghi lại khoảnh khắc đáng nhớ của Tổng thống Obama và gia đình trong năm 2014.


Một chỉ số khác cho thấy nền kinh tế Mỹ chưa thực sự hoàn toàn khởi sắc là tỷ lệ thất nghiệp giảm phần lớn do nhiều người dân nước này đã từ bỏ nỗ lực tìm việc và ra khỏi thị trường việc làm, do đó không còn được liệt vào diện thất nghiệp. Cụ thể, tỷ lệ người dân tham gia lực lượng lao động Mỹ hiện đã giảm xuống 62,7%, tương đương với con số ghi nhận vào thời điểm bắt đầu cuộc đại khủng hoảng kinh tế 2008 - 2009.

Do đó, trong bài phát biểu Thông điệp liên bang dài 2 tiếng đồng hồ được ông Obama công bố bắt đầu từ lúc 21h ngày 20/1 (giờ địa phương), tức 9h sáng ngày 21/1 (giờ Việt Nam), Tổng thống Mỹ đã chú trọng tới những đề xuất cải thiện nền kinh tế quốc gia. Đó là đưa ra những biện pháp giúp đỡ tầng lớp trung lưu và người nghèo.

Washington Post dẫn lời ông Obama: "Liệu chúng ta có chấp nhận một nền kinh tế mà trong đó chỉ có một vài người thành công hay không? Hay chúng ta sẽ tự cam kết xây dựng một nền kinh tế tăng thu nhập và cơ hội cho tất cả những người đang nỗ lực?".

Giới nhà giàu Mỹ sẽ phải đóng thuế cao hơn để chi trả cho các chương trình hỗ trợ người nghèo và thu nhập thấp của Tổng thống Obama.
Giới nhà giàu Mỹ sẽ phải đóng thuế cao hơn để chi trả cho các chương trình hỗ trợ người nghèo và thu nhập thấp của Tổng thống Obama.

Theo đó, tầng lớp giàu có nhất tại Mỹ, đặc biệt là giới tài phiệt Phố Wall, sẽ phải đóng thuế nhiều hơn khi bán các khoản đầu tư hoặc tài sản.

Chính sách tăng thuế đối với giới nhà giàu sẽ giúp ông Obama thu về 320 tỷ USD tiền thuế trong 10 năm tới để chi trả cho các chương trình giúp đỡ những gia đình có thu nhập thấp và trung bình. Kế hoạch cũng bao gồm việc mở rộng chính sách chăm sóc trẻ em và miễn thuế đào tạo cho những người có thu nhập trung bình.

Đây cũng là Thông điệp liên bang đầu tiên của Tổng thống Obama kể từ khi đảng Cộng hòa nắm quyền kiểm soát lưỡng viện Quốc hội sau cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ tháng 11/2014. 

Hạ viện Mỹ thông qua dự luật ngân sách 1.100 tỷ USD

Hạ viện Mỹ ngày 11/12 (sáng 12/12 giờ Việt Nam) đã ngăn chặn được việc chính phủ phải đóng cửa sau khi thông qua dự luật chi tiêu ngân sách 1.100 tỷ USD cho năm 2015.

http://infonet.vn/chong-gai-nao-cho-don-tong-thong-obama-trong-2-nam-nhiem-ky-cuoi-1-post156633.info

Theo Minh Thu/Infonet

Bạn có thể quan tâm