Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Chợ đầu tiên ở TP.HCM sử dụng thẻ để ra vào

Ban quản lý chợ Bình Thới (quận 11, TP.HCM) áp dụng thẻ ra vào chợ cho toàn bộ người dân và tiểu thương để hạn chế việc tiếp xúc và tụ tập đông người.

Di cho bang the o TP.HCM anh 1

Chợ Bình Thới (quận 11, TP.HCM) có diện tích 4.779m2 với 558 sạp và hơn 500 tiểu thương. Trong thời gian giãn cách xã hội, Ban quản lý chợ đã thực hiện cấp thẻ ra vào có tích hợp mã QR khai báo y tế cho người dân. Mỗi ngày, chợ chỉ nhận tối đa 300 người để đảm bảo an toàn phòng, chống dịch trong chợ.

Di cho bang the o TP.HCM anh 2

Ban quản lý chợ Bình Thới (quận 11, TP.HCM) thực hiện biện pháp phát phiếu đi chợ cho người dân từ ngày 2/6, thời gian đầu giãn cách xã hội tại TP.HCM. Việc này nhằm hạn chế tụ tập đông và dễ quản lý lượng khách ra vào chợ mỗi ngày.

Di cho bang the o TP.HCM anh 3

Ghi nhận lúc 7h sáng 27/6, nhiều người dân xếp hàng chờ vào chợ Bình Thới. Một số người cho biết các chợ gần nhà bị phong tỏa nên đã tìm tới chợ này.

Di cho bang the o TP.HCM anh 4

Ông Hoàng, thành viên BQL chợ, liên tục yêu cầu mọi người đứng giãn cách và rửa tay khử khuẩn trước khi vào chợ. "Ban đầu hơi khó khăn, người dân còn bỡ ngỡ, một số người khó chịu cho rằng ban quản lý gây khó dễ. Tuy nhiên, trong tình hình nhiều khu chợ đang phải tạm dừng hoạt động vì có dịch, nên buộc chúng tôi phải nghiêm túc thực hiện các biện pháp để bảo vệ các tiểu thương vẫn còn kinh doanh được", ông Hoàng chia sẻ.

Di cho bang the o TP.HCM anh 5

Theo ông Nguyễn Bá Tùng, Trưởng ban quản lý chợ Bình Thới, đến nay có khoảng 11.000 phiếu được phát cho người dân trong khu vực. Việc cấp thẻ có mục đích theo dõi lượng người ra vào chợ, góp phần dễ truy vết các đối tượng khi có thông báo ca nhiễm từng đến đây.

Di cho bang the o TP.HCM anh 6

"Trên phiếu ghi số thứ tự, thông tin cá nhân, địa chỉ cụ thể. Mặt sau phiếu có mã QR để kiểm soát người đến chợ, có thể theo dõi lịch trình của người dân khi ra vào chợ", ông Tùng cho biết.

Di cho bang the o TP.HCM anh 7

Những người vào chợ đều được đo thân nhiệt và rửa tay sát khuẩn.

Di cho bang the o TP.HCM anh 8

Chị Vương Lệ Hồng (47 tuổi, quận 11) bọc cẩn thận thẻ ra vào chợ trong túi nilong để tránh bị hư hỏng, mất thời gian làm mới.

Di cho bang the o TP.HCM anh 9

Bên trong chợ, những sạp hàng kinh doanh mặt hàng không thiết yếu như quần áo, mỹ phẩm, vàng bạc và đồ gia dụng đều đóng cửa.

Di cho bang the o TP.HCM anh 10

Hiện tại, chỉ còn 303 sạp kinh doanh các mặt hàng thiết yếu được phép hoạt động. Lượng khách ra vào chợ cũng được duy trì khoảng 200 người.

Di cho bang the o TP.HCM anh 11

Chị Nguyễn Thị Thu Thảo đến từ quận Bình Tân cho biết không cảm thấy quá lo lắng khi đi chợ. "Tôi đi từ sáng sớm đến mua nhanh rồi ra, tránh tiếp xúc quá nhiều người bên trong lồng chợ", Chị Thảo cho biết thêm.

Di cho bang the o TP.HCM anh 12

Chị Trần A Muối tiểu thương lâu năm tại chợ, cho biết kinh doanh có phần bị ảnh hưởng do lượng người vào chợ bị hạn chế, sức mua giảm. "Nhưng, vẫn còn hơn bị đóng cửa chợ không được hoạt động", chị Muối nói.

Di cho bang the o TP.HCM anh 13

Trước đó, ngày 26/6, Sở Công Thương TP.HCM yêu cầu UBND TP Thủ Đức và các quận, huyện chỉ đạo đơn vị quản lý các chợ truyền thống thực hiện đúng hướng dẫn hoạt động kinh doanh đối với các mặt hàng lương thực, thực phẩm và nhu yếu phẩm, các khu vực tại chợ. Toàn bộ sạp hàng hóa không thiết yếu phải tạm ngưng hoạt động.

Chí Hùng

Bạn có thể quan tâm