Sau phiên chinh phục mốc 1.300 điểm bất thành hôm qua, tâm lý lưỡng lự và thận trọng một lần nữa quay trở lại thị trường chứng khoán Việt Nam trong phiên 2/10. Thực tế, tâm lý của nhà đầu tư cũng phần nào bị ảnh hưởng trước những diễn biến xung đột căng thẳng tại khu vực Trung Đông.
Không riêng Việt Nam, thị trường tài chính toàn cầu cũng rung lắc mạnh sau khi Iran phóng hàng trăm tên lửa đạn đạo vào lãnh thổ Israel.
Tại Mỹ, chỉ số S&P 500 giảm 0,9%, Dow Jones giảm 0,4% còn Nasdaq Composite giảm 1,5%. Riêng khu vực châu Á - Thái Bình Dương chứng kiến Nikkei 225 của Nhật Bản giảm 2,1%, Kospi tại Hàn Quốc giảm 1,2% còn S&P/ASX 200 giảm 0,1%.
Tại trường trong nước, chỉ số VN-Index rơi xuống tham chiếu từ sớm và không có quá nhiều cơ hội để gượng dậy trong bối cảnh nguồn cung chiếm ưu thế.
Không ít lần ngưỡng hỗ trợ 1.285 điểm bị phe bán đe dọa. Song, sự hỗ trợ của các cổ phiếu ngân hàng phần nào giúp chỉ số không trôi đi quá xa.
Kết phiên, VN-index giảm 4,36 điểm (-0,34%) xuống 1.287,84 điểm; HNX-Index giảm 1 điểm (-0,42%) xuống 235,05 điểm; riêng UPCoM-Index giữ nguyên tham chiếu ở mốc 93,28 điểm.
Sắc đỏ lấn lướt trên bảng điện tử với 449 mã giảm (gồm 6 mã giảm sàn), 879 mã giữ tham chiếu và 280 mã tăng (gồm 23 mã tăng trần).
Thanh khoản trên cả 3 sàn giảm 22% so với phiên trước đó và lùi xuống hơn 19.500 tỷ đồng.
Rổ cổ phiếu vốn hóa lớn VN30 hôm nay điều chỉnh 0,3% xuống 1.354 điểm sau khi chứng kiến 19 mã giảm, 10 mã tăng và duy nhất VNM giữ tham chiếu.
Phiên hôm nay, cổ phiếu HPG dẫn đầu nhóm tác động tiêu cực lên chỉ số cùng với CTG (-1,4%), VPB (-1%), HDB (-1,6%), SAB (-1,6%), PDR (-5,6%), VIC (-0,6%), MSN (-0,8%), BCM (-1,1%), VIB (-1,3).
Chiều ngược lại, trụ đỡ thị trường chủ yếu được VCB (+0,8%), TCB (-1%), TPB (+2,3%), GVR (+0,4%), PLX (+1%), EIB (+1,6%), BID (+0,2%), TMS (+4,9%), PNJ (+1%) và REE (+1,1%) giữ lấy.
Tình trạng phân hóa không chỉ xuất hiện ở nhóm ngân hàng mà còn lan sang các cổ phiếu tài chính khác như chứng khoán. Trong khi MBS (+1,6%), QRS (+3,5%), BVS (+2,5%), DSE (+0,9%) giữ được sắc xanh thì nhóm vốn hóa lớn gồm SSI (-0,7%), VND (-2,2%), VIX (-1,2%), VCI (-0,3%), FTS (-1,6%), VDS (-0,9%) điều chỉnh mạnh.
Nhóm bất động sản tiêu cực từ sớm, chứng kiến đà lao dốc của hàng loạt cổ phiếu như DIG (-2,1%), DXG (-4,8%), NVL (-1,3%), KBC (-2,1%), KDH (-1,8%), NLG (-1,4%).
Trong khi đó, tình trạng gia tăng căng thẳng tại Trung Đông kéo giá dầu thô tăng cao và hỗ trợ cổ phiếu dầu khí, hóa chất, điển hình như DCM (+0,5%), DPM (+0,3%), BSR (+0,4%), PVS (+1%), PVD (+0,5%).
Khối ngoại là điểm sáng hiếm hoi khi tích cực mua ròng thêm 200 tỷ đồng hôm nay, tập trung tại TCB (+258 tỷ đồng), PNJ (+161 tỷ đồng), FPT (+66 tỷ đồng).
Ngược lại, tiền ngoại chốt lời mạnh mẽ các cổ phiếu ngân hàng như VPB (-74 tỷ đồng), HDB (-61 tỷ đồng), CTG (-47 tỷ đồng).
Trong môi trường kinh tế hiện nay, đầu tư đã trở thành khái niệm không mấy xa lạ với hầu hết mọi người. Để độc giả có thể tiếp cận những xu hướng đầu tư mới nhất, Tri Thức - Znews xây dựng chủ đề Đầu tư qua sách - nơi ghi lại những cuốn sách, câu chuyện, xu hướng đầu tư đã và đang diễn ra. Trong đó, các lĩnh vực đầu tư phổ biến bao gồm bất động sản, chứng khoán, ngoại hối và tiền ảo... Ngoài các câu chuyện về đầu tư, Đầu tư qua sách còn bao gồm các kiến thức về quản lý gia sản, tài chính cá nhân.
Chứng khoán chưa thể chinh phục mốc 1.300 điểm
Dòng tiền khởi sắc cùng tâm thế đồng thuận giúp VN-Index vượt 1.300 điểm trong phiên sáng. Đầu phiên chiều, chỉ số hạ độ cao khi áp lực chốt lời lấn át.
Chứng khoán tiếp tục lùi bước trước mốc 1.300 điểm
VN-Index một lần nữa bỏ lỡ cơ hội chinh phục mốc kháng cự mạnh 1.300 điểm trong phiên 30/9. Việc thiếu hụt dòng tiền nhập cuộc khiến chỉ số chính bị áp lực chốt lời chiếm ưu thế.
Bị nghi ngờ khả năng hoạt động liên tục, Novaland có kế hoạch gì?
Novaland cho biết đang triển khai kế hoạch thanh lý tài sản với tổng tiền dự kiến thu về trên 25.400 tỷ đồng. Ngoài ra, tập đoàn kỳ vọng tiếp tục được vay thêm gần 12.500 tỷ đồng.