Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Chính sách chiếm đóng Liên Xô của Đức Quốc xã

Đối với những quan chức cấp cao trong bộ máy Quốc xã, việc chiếm đóng đất đai, thủ tiêu, đàn áp người dân bản địa được đặt lên hàng đầu.

Hitler đã nhiều lần nói về điều này và lập luận với sự hài lòng trong những bữa ăn trưa. Các thư ký đã ghi lại những phát biểu của Quốc trưởng và chúng ta cũng sẽ được làm quen với chúng.

Những chính sách hà khắc

"Chúng ta sẽ không sống tại những thành phố Nga và sẽ tạo điều kiện cho chúng tan rã thành từng mảnh mà không cần sự can thiệp của chúng ta. Và cái chính là không được có bất cứ sự thương tiếc nào cho việc đó! Chúng ta không định làm bảo mẫu cho chúng; với bọn người ấy chúng ta không có bất cứ trách nhiệm nào.

Đối phó với những túp lều, thủ tiêu bọ chét mà phải cung cấp thầy giáo Đức, in ấn báo chí thì quá là vụn vặt với chúng ta! Có thể, chúng ta sẽ giới hạn bằng việc lắp đặt các máy phát vô tuyến dưới sự kiểm soát của chúng ta, còn lại chúng ta sẽ chỉ dạy bảo chúng tới mức độ, để chúng hiểu được các biển báo giao thông của chúng ta...

[…] Các bác sĩ của chúng ta nghĩ gì? Có tiêm chủng đủ không à? Cứ để bọn chúng ngỏm! Cái chính là, vì những kẻ điên rồ này mà chúng ta không thể khử trùng được hết bọn dân bản địa! [...]

Giải pháp lý tưởng là dạy cho bọn người này những quy tắc cơ bản của việc bắt chước. Chúng phải ít thắc mắc hơn cả bọn câm điếc. Không có sách vở đặc biệt nào cho chúng hết! Đài phát thanh là quá đủ để cung cấp cho bọn chúng những thông tin quan trọng nhất.

Dĩ nhiên, chúng có thể nghe nhạc, bao nhiêu tùy thích. Có thể nghe tiếng nước chảy róc rách từ vòi nước. Tôi phản đối việc giao cho chúng thậm chí những công việc đòi hỏi nỗ lực trí tuệ tối thiểu.

[...] Việc dạy cho bọn Nga, Ukraine, Kyrgyz đọc và viết cuối cùng sẽ quay sang chống lại chính chúng ta; giáo dục sẽ trao cho những kẻ thông minh hơn trong số chúng khả năng nghiên cứu lịch sử, lĩnh hội được ý tưởng lịch sử, và vì thế, phát triển được những ý tưởng chính trị vốn chỉ có thể gây hại cho lợi ích của chúng ta.

Tại mỗi thôn sẽ đặt loa phóng thanh để thông báo cho mọi người những tin tức rời rạc, và trước tiên, là để chúng phân tâm. Kiến thức chính trị hay kinh tế thì lợi ích gì cho chúng?

Thực hiện các chương trình về những câu chuyện khác nhau trong quá khứ của chúng thì cũng chẳng có ý nghĩa gì - tất cả những thứ cần cho dân làng là âm nhạc, âm nhạc và một lần nữa là âm nhạc. Nhạc vui là nguồn khích lệ tuyệt vời cho công việc nặng nhọc; hãy cho chúng mọi cơ hội để nhảy múa, tất cả dân làng sẽ biết ơn chúng ta...

[...] Trong lĩnh vực y tế công, không cần truyền bá lợi ích những kiến thức của chúng ta cho đám quần chúng bị chinh phục. Điều đó chỉ dẫn tới việc gia tăng mạnh dân số địa phương, và tôi nghiêm cấm việc tổ chức bất cứ cuộc đấu tranh nào vì sự sạch sẽ, vệ sinh trên lãnh thổ này. Việc tiêm vaccine bắt buộc chỉ hạn chế đối với người Đức...

[...] Đối với hàng trăm triệu bọn Slav ngớ ngẩn này, chúng ta sẽ nhào nặn những kẻ tốt nhất trong đám ấy thành hình thù thế nào thuận tiện cho chúng ta nhất, bọn còn lại sẽ được nhốt riêng trong những chuồng lợn của chúng; và bất kỳ ai lên tiếng về việc cần phải bảo vệ và trân trọng người bản địa, sẽ lập tức được chuyển thẳng vào trại tập trung!

Bản chất của chính sách chiếm đóng

Các quan chức Quốc xã hành động hoàn toàn tương thích với các chỉ thị của Quốc trưởng. Người Slav phải làm việc cho chúng ta”, Borman trình bày bản chất của chính sách chiếm đóng.

“Chúng có thể chết bao nhiêu cũng được, bởi chúng ta không cần chúng. Chúng không được có cơ hội sử dụng hệ thống y tế công của Đức. Chúng ta không quan tâm đến mức sinh sản của chúng. Chúng có thể sử dụng các biện pháp tránh thai hay phá thai, càng nhiều càng tốt.

Chúng ta không muốn chúng có giáo dục. Chúng biết đếm tới 100 là đã đủ. Những kẻ dốt nát sẽ có lợi cho chúng ta hơn. Chúng ta vẫn để cho chúng được tín ngưỡng nhằm mục đích phân tâm. Liên quan đến lương thực, chúng sẽ chỉ nhận đúng những gì thật sự cần thiết. Chúng ta, thưa các ngài, chúng ta đang đứng ở vị trí số 1”.

Nhiệm vụ của Quốc xã trên vùng đất Liên Xô bị chiếm đóng là như thế đó - thủ tiêu hàng triệu người, số còn lại bị bỏ mặc cho chết đói và bệnh tật.

Tuy nhiên, việc giải quyết “những nhiệm vụ đặc biệt” ở Mặt trận phía Đông được giao cho lực lượng SS chỉ có chưa đầy 250.000 người. Kể cả khi tất cả các binh sĩ SS nhất loạt hành động trên những vùng lãnh thổ phía Đông bị chiếm đóng và đồng thời lao động không ngơi tay, thì chúng vẫn không thể nào đủ sức thủ tiêu 30 triệu người trong một thời gian ngắn.

Ngoài ra, lực lượng SS không có thẩm quyền giam giữ tù binh; quân đội chịu trách nhiệm việc này. Giới lãnh đạo Quốc xã tư duy theo các tiêu chí chủng tộc; theo quan điểm của họ, việc thủ tiêu 30 triệu người dân là hoàn toàn phi logic, nhưng nhiều triệu tù binh Hồng quân vẫn còn sống sót.

Sưu tầm thư và kỷ vật chủ đề tình yêu trong chiến tranh

Ban tổ chức cuộc vận động sưu tầm kỷ vật và cuộc thi viết “Tình yêu trong chiến tranh” nhận những bài viết kể câu chuyện, nhân vật thật trong chiến tranh biên giới, bảo vệ Tổ quốc.

Sự suy sụp của đế chế nghỉ dưỡng xa xỉ giá rẻ tại nước Anh

Bộ ảnh “Butlin’s Holiday Camp 1982” của phóng viên ảnh kỳ cựu Barry Lewis đã khắc họa thành công phong cách nghỉ dưỡng “xa xỉ giá rẻ” của người Anh sau chiến tranh.

Trích "Người Xô viết đã chiến đấu vì điều gì"

SÁCH HAY