Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Chính phủ lập Ban chỉ đạo tháo gỡ khó khăn cho các dự án

Ban chỉ đạo sẽ do Phó thủ tướng Nguyễn Hòa Bình giữ vị trí trưởng ban, Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng phụ trách phó trưởng ban.

Ban chỉ đạo sẽ hỗ trợ Thủ tướng giải quyết những công việc tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho các dự án. Ảnh: Quỳnh Danh.

Mới đây, Thủ tướng đã ban hành Quyết định 1250 liên quan đến việc thành lập Ban chỉ đạo về rà soát, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc liên quan đến các dự án.

Trong đó, Phó thủ tướng Nguyễn Hòa Bình giữ vị trí trưởng ban, Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng phụ trách phó trưởng ban. Các thành viên trong Ban chỉ đạo bao gồm nhiều lãnh đạo thuộc các bộ, ngành liên quan.

Chức năng của Ban chỉ đạo là tổ chức phối hợp liên ngành giúp Thủ tướng nghiên cứu, chỉ đạo và phối hợp giải quyết những công việc quan trọng, liên ngành để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho các dự án.

Sáng 26/10, phát biểu tại phiên thảo luận tổ của các đại biểu Quốc hội về kinh tế - xã hội năm 2024, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng nhấn mạnh việc tháo gỡ khó khăn cho các dự án không chỉ hỗ trợ doanh nghiệp mà còn giải phóng nguồn vốn lớn, đóng góp ngay cho tăng trưởng, tạo công ăn việc làm cho người dân.

Chính phủ đang rất quyết tâm nhưng cũng xác định đây là vấn đề rất khó vì các dự án "đắp chiếu" quá lâu, nhiều trường hợp sai phạm phức tạp, phạm vi rộng.

Về thể chế, Bộ trưởng cho biết Quốc hội, Chính phủ đang tiến hành rất quyết liệt, tập trung cao độ cho đổi mới thể chế. Tại kỳ họp này, Chính phủ sẽ trình Quốc hội nhiều dự thảo luật mang tính đột phá.

Ví dụ, trong dự thảo sửa đổi Luật Đầu tư công, Chính phủ đề xuất tách giải phóng mặt bằng dự án nhóm B, nhóm C để làm công tác chuẩn bị trước. Dự thảo Luật cũng phân cấp, phân quyền, cho phép địa phương đầu tư dự án thuộc trách nhiệm Trung ương, hay cho địa phương này được dùng ngân sách để đầu tư dự án địa phương khác có tính liên vùng.

Ngoài ra, Luật Đầu tư (sửa đổi) lần này cũng thiết kế "luồng xanh" cho những dự án công nghệ cao hoặc sản xuất sản phẩm công nghệ cao theo danh mục Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành.

Doanh nghiệp đầu tư dự án công nghệ cao theo đó sẽ không phải xin cấp giấy chứng nhận đầu tư mà chỉ cần có giấy đăng ký đầu tư và trong vòng 15 ngày phải cấp xong giấy đăng ký cho nhà đầu tư.

Đối với thủ tục xây dựng, về báo cáo đánh giá tác động môi trường, PCCC, nhà đầu tư dự án công nghệ cao tự lập, tự quyết và tự chịu trách nhiệm mà không cần phải trình cơ quan cấp trên duyệt.

"Công tác đổi mới thể chế đang có rất nhiều đột phá, khắc phục điểm nghẽn trong xây dựng pháp luật thời gian qua theo tinh thần chuyển đổi tư duy mạnh mẽ, từ trước đây tập trung quản lý thì bây giờ vừa quản lý được vừa kiến tạo phát triển, giải phóng được sức sản xuất, khơi thông được các nguồn lực", Bộ trưởng nêu rõ.

Sau 5 năm, hơn 1.000 startup đã nhận hỗ trợ từ NIC

Trong 5 năm hoạt động, Trung tâm Đổi mới sáng tạo Quốc gia (NIC) đã hỗ trợ ươm tạo hơn 1.000 startup, đồng thời kết nối hơn 1.500 doanh nghiệp đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp.

Nợ công năm nay dự kiến khoảng 4 triệu tỷ đồng

Chính phủ báo cáo các chỉ tiêu nợ đến cuối năm nay nằm trong giới hạn trần và ngưỡng cảnh báo an toàn đã được Quốc hội quyết định.

Các doanh nghiệp Nhà nước làm ăn ra sao?

Báo cáo của Chính phủ ghi nhận 72 doanh nghiệp Nhà nước báo lỗ trong năm 2023 và 134 doanh nghiệp vẫn còn lỗ lũy kế với tổng quy mô là 115.270 tỷ đồng.

Trong môi trường kinh tế hiện nay, đầu tư đã trở thành khái niệm không mấy xa lạ với hầu hết mọi người. Để độc giả có thể tiếp cận những xu hướng đầu tư mới nhất, Tri Thức - Znews xây dựng chủ đề Đầu tư qua sách - nơi ghi lại những cuốn sách, câu chuyện, xu hướng đầu tư đã và đang diễn ra. Trong đó, các lĩnh vực đầu tư phổ biến bao gồm bất động sản, chứng khoán, ngoại hối và tiền ảo... Ngoài các câu chuyện về đầu tư, Đầu tư qua sách còn bao gồm các kiến thức về quản lý gia sản, tài chính cá nhân.

Minh Khánh

Bạn có thể quan tâm