Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Chính phủ Anh lại xấu mặt vì tội ác từ thời thực dân

Liên Hợp Quốc đã yêu cầu chính phủ Anh có biện pháp "khắc phục hậu quả và đền bù" cho tội ác mà chính quyền thực dân gây ra với các bộ lạc người bản địa ở Kenya.

Người Kipsigis và Talai, hai bộ lạc sống tại Kericho, Kenya, đã bị quân đội Anh sử dụng vũ lực trục xuất khỏi quê nhà trong giai đoạn 1895 đến 1963, để nhường chỗ cho các đồn điền trồng cây chè sở hữu bởi người định cư da trắng, Guardian ngày 3/8 cho biết.

Sau nhiều năm bị chính phủ Anh làm ngơ, đại diện hai bộ lạc đã khiếu nại đề nghị Liên Hợp Quốc mở cuộc điều tra vào năm 2019.

thuc dan Anh Kenya anh 1

Những đồn điền trồng chè rộng lớn ở Kericho, Kenya. Ảnh: Reuters.

Các luật sư đại diện hai bộ lạc cho biết quân đội Anh khi đó đã đánh đuổi người bản địa sau khi nhận ra tiềm năng trồng cây chè ở Kericho. Những biện pháp mà quân đội Anh thi hành với người dân bộ lạc tại đây cấu thàn hành vi xâm phạm quyền con người nghiêm trọng, các luật sư cáo buộc.

Khoảng 360 triệu m2 đất đai tại Kericho đã bị tước đoạt khỏi quyền sở hữu của người Kipsigis và Talai. Quân đội Anh sau đó giao đất này cho người da trắng. Giờ đây, vùng đất thuộc quyền sở hữu của người Anh và các tập đoàn sản xuất cây chè đa quốc gia.

Các báo cáo viên của Liên Hợp Quốc đề nghị chính phủ Anh sửa chữa vấn đề tại Kericho thông qua các biện pháp bồi thường và giúp người dân tái định cư.

Chính phủ Anh ban đầu có thời hạn 60 ngày để phản hồi các cáo buộc. Liên Hợp Quốc hối thúc London có biện pháp cần thiết nhằm chấm dứt các vi phạm và ngăn ngừa tình trạng này tái diễn, trước khi thông tin bị công khai. Tuy nhiên, London đã phớt lờ đề nghị của Liên Hợp Quốc.

Trả lời báo giới, Bộ Ngoại giao Anh cho biết, năm 2013, London đã thừa nhận một số người Kenya từng là nạn nhân của hành vi tra tấn và các hình thức đối xử tàn bạo khác dưới thời chính quyền thực dân trong giai đoạn cuộc nổi dậy Mau Mau ở Kenya từ 1952-1960.

Khi đó, London đã đạt được một thỏa thuận giải quyết khiếu nại của các nạn nhân, Bộ Ngoại giao Anh cho biết.

Ác mộng trở lại bệnh viện ở California vì biến chủng Delta

Các y bác sĩ tại California, Mỹ ngày càng kiệt quệ khi tiếp tục đối mặt làn sóng dịch bệnh mới, lần này thủ phạm là biến chủng siêu lây nhiễm Delta.

Mỹ - Trung so kè trong cuộc gặp ở Thiên Tân

Trong khi cuộc gặp giữa thứ trưởng Bộ Ngoại giao Mỹ và Trung Quốc đang diễn ra, Bắc Kinh khởi động chiến dịch với những thông điệp chống Washington gay gắt.

Hàn Quốc báo động vì biến chủng Delta Plus

Cơ quan Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hàn Quốc (KDCA) ngày 3/8 cho biết đã phát hiện hai trường hợp nhiễm biến chủng Delta Plus.

Duy Anh

Bạn có thể quan tâm