Lực lượng chức năng tham gia tìm kiếm, cứu nạn. Ảnh: BĐBP. |
Theo đó, tàu cá QNg 41464 do ông Lê Văn Hên (42 tuổi, là chủ tàu kiêm thuyền trưởng) xuất bến lúc 9h ngày 6/2 tại Trạm Kiểm soát biên phòng Mân Quang.
Trên tàu có 2 ngư dân gồm ông Hên và anh Nguyễn Huy Hoàng (39 tuổi, ngụ tại xã Tuy Hải, huyện Ninh Hải, tỉnh Ninh Thuận).
Đến 21h30 ngày 7/2, tàu vào Đà Nẵng bán cá, đến gần phao số 0 (tọa độ 16,08 độ vĩ bắc, 108,12 độ kinh đông) thì xảy ra va chạm với tàu hàng Mai Dương 126.
Vụ va chạm mạnh khiến tàu bị phá nước, sau 10 phút thì chìm hẳn. Thuyền trưởng Lê Văn Hên được tàu cá BĐ 40455 hoạt động gần đó cứu nạn, đưa vào bờ.
Tàu Mai Dương 126 tổ chức tìm kiếm ngư dân còn lại nhưng chưa có kết quả.
Thông tin từ cơ quan chức năng, tàu hàng Mai Dương 126 có 9 thuyền viên của Công ty TNHH Hàng hải An Phúc ngụ tại xã An Lư, huyện Thủy Nguyên, TP Hải Phòng) do ông Lê Danh Tùng làm thuyền trưởng. Tại thời điểm xảy ra va chạm, tàu đang hành trình từ Vũng Tàu đi Đà Nẵng.
Nhận tin báo, lực lượng chức năng đã điều động xuồng cao tốc MS50 BP 081502 với 10 cán bộ chiến sĩ và các tàu cá trong khu vực phối hợp tìm kiếm ngư dân Nguyễn Huy Hoàng.
Theo ông Hên, nhiều khả năng ngư dân Hoàng bị mắc kẹt trong ca bin tàu bị chìm.
Những cuốn sách hay về biển đảo Việt Nam
Dấu ấn Việt Nam trên Biển Đông, do tiến sĩ Trần Công Trục, nguyên Trưởng ban Biên giới Chính phủ làm chủ biên, nói về lịch sử xác lập, thực thi các quyền, lợi ích chính đáng của Việt Nam đối với quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa, với các vùng biển, thềm lục địa thuộc chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán quốc gia.
Cà Nóng chu du Trường Sa là một cuốn sách thú vị về biển đảo, là chuyến du hành ngược thời gian để khám phá những cột mốc lịch sử của cha ông trong tiến trình chinh phục và gìn giữ biển đảo.
Ngành đóng thuyền và tàu thuyền ở Việt Nam thời Nguyễn cung cấp một cái nhìn tổng quát về ngành đóng thuyền và tàu thuyền ở Đàng Trong dưới thời các chúa Nguyễn và ở Việt Nam trong thời kỳ đầu của vương triều Nguyễn (1802-1945). Các chúa Nguyễn đã lập những đội thuyền như: Thanh Châu, Hải Môn, Bắc Hải,… để vượt biển đến quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa cắm cột mốc khẳng định chủ quyền.