Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Chiến tranh Hàn - Triều khó nổ ra

Giới phân tích Hàn Quốc nhận định, cuộc đấu pháo mới khiến tình hình bán đảo Triều Tiên trở nên căng thẳng, nhưng khả năng hai nước tiến hành chiến tranh quy mô lớn khó xảy ra.

a

Phóng vài quả tên lửa hay bắn một loạt đạn pháo đã trở thành hành động khiêu khích thường thấy của Bình Nhưỡng. Ảnh: Nationalturk

Theo CNN, ngày 20/8, quân đội Hàn Quốc và Triều Tiên bất ngờ đấu pháo chớp nhoáng. Hàn Quốc tuyên bố sẽ đáp trả hành động khiêu khích của Triều Tiên, trong khi đó, Bình Nhưỡng ra lệnh cho quân đội chuyển sang trạng thái sẵn sàng chiến đấu cao.

Phía Triều Tiên cho rằng, việc Hàn Quốc nối lại hoạt động của hệ thống loa truyền thanh dọc theo biên giới là hành động khiêu khích. Còn phía Seoul cáo buộc Bình Nhưỡng gài mìn ở khu phi quân sự khiến hai binh sĩ nước này bị thương.

Bên cạnh đó, cuộc tập trận chung giữa Mỹ và Hàn Quốc mang tên “Người bảo vệ” cũng góp phần khiến tình hình trở nên cẳng thẳng bởi Triều Tiên cho rằng đó là mối đe dọa đối với họ.

Về mặt kỹ thuật, Triều Tiên và Hàn Quốc vẫn ở trong tình trạng chiến tranh nên tình hình chính trị giữa hai nước luôn ẩn chứa nhiều bất ổn. Mọi động thái quân sự của Bình Nhưỡng hay Seoul đều khiến tình hình trở nên căng thẳng.

Đầu năm nay, khi Mỹ và Hàn Quốc tổ chức tập trận, Triều Tiên đã đáp trả bằng cách phóng hai tên lửa đạn đạo tầm ngắn. “Triều Tiên dường như mắc bệnh hoang tưởng theo những cách riêng. Nếu có một cuộc xâm lược, đây sẽ là thời điểm, nhưng đó không phải là ý định của Mỹ và Hàn Quốc”, Philip Yun, giám đốc Quỹ Ploughshares, Mỹ nhận định.

Trong khi đó, nhà phân tích KJ Kwon cho rằng: “Triều Tiên đặc biệt nhạy cảm với các hoạt động tuyên truyền của Hàn Quốc. Trước đó, họ đã dọa bắn các bong bóng mang tờ rơi của một nhóm nhà hoạt động của Seoul”.

Do đó, các chuyên gia nhận định, đợt bắn pháo vào hệ thống loa truyền thanh là một phần trong các phản ứng thường thấy của Bình Nhưỡng. Tình hình giữa hai nước đáng báo động nhưng không đến mức nguy hiểm.

Chiến tranh rất khó xảy ra
a

Pháo binh Triều Tiên nã đạn vào đảo Yeonpyeong, Hàn Quốc tháng 11/2010. Ảnh: Wall Street Journal

Giới phân tích thế giới nhận định, hành động bắn pháo của Triều Tiên là động thái mang tính khiêu khích. Đây là quân bài mà Bình Nhưỡng thường xuyên sử dụng trong thời gian gần đây. Ra lệnh cho quân đội sẵn sàng chiến đấu, phóng tên lửa về phía biển đã trở thành thói quen của Triều Tiên. 

“Phản ứng của họ được tính toán cẩn thận nhằm truyền đạt một thông điệp cụ thể và hành động đó không phải lúc nào cũng nhắm vào kẻ thù”, Kwon nhận định.

“Triều Tiên không đủ khả năng để đẩy mọi thứ vượt quá ranh giới hiện có. Bình Nhưỡng có thể di chuyển một lượng lớn khí tài và binh lính ra gần biên giới, nhưng sau đó sẽ rút lui. Tất cả hoạt động chỉ mang tính khiêu khích”, Philip Yun nói.

Tình hình giữa hai miền Triều Tiên rất căng thẳng sau cuộc đấu pháo nhưng vẫn chưa đạt tới mức nguy hiểm như năm 2013. Ở thời điểm đó, Bình Nhưỡng tiến hành vụ thử hạt nhân thứ 3 và phóng thử tên lửa đạn đạo liên lục địa.

Liên Hợp Quốc đã áp đặt một lệnh trừng phạt cứng rắn hơn. Đáp lại, Bình Nhưỡng liên tục đe dọa sử dụng chiến tranh hạt nhân chống lại Mỹ và Hàn Quốc. Thậm chí, Triều Tiên còn đăng một video trên YouTube mô phỏng cuộc tấn công vào Washington.

“Đó là một trong những thời điểm leo thang tồi tệ nhất giữa hai miền Triều Tiên”, Tong Kim, một học giả thuộc Đại học Johns Hopkins, Mỹ nhận định. Lịch sử các hoạt động khiêu khích của Bình Nhưỡng cho thấy, họ thực hiện các hành động một cách rất cẩn thận và giữ ở một giới hạn nhất định.

Do đó, Kwon cho rằng, khả năng một cuộc chiến trên quy mô lớn xảy ra sau đợt đấu pháo là rất thấp. Tuy nhiên, ông nhận định, Kim Jong Un là một nhà lãnh đạo khó đoán và nguy hiểm hơn so với Kim Jong Il.

Triều Tiên và Hàn Quốc đấu pháo ở biên giới

Hãng tin Yonhap chiều 20/8 đưa tin, quân đội Triều Tiên bắn pháo về một chốt quân sự của Hàn Quốc ở khu vực phía tây vùng biên giới liên Triều và phía Seoul đã đáp trả.

Toàn cảnh những sự kiện căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên

Vụ đấu pháo giữa Triều Tiên và Hàn Quốc ở biên giới hôm 20/8 là sự kiện gây căng thẳng mới nhất giữa hai miền trong gần 50 năm qua.

Quốc Việt (tổng hợp)

Bạn có thể quan tâm