Pháo binh Triều Tiên thị uy sức mạnh trong một cuộc tập trận. Ảnh minh họa: Yonhap |
20/8/2015: Radar chống pháo kích của Hàn Quốc phát hiện đạn pháo
Cuộc chiến tranh Triều Tiên kết thúc năm 1953 với một bản hiệp định đình chiến. Nhưng về mặt kỹ thuật, hai nước vẫn đang trong tình trạng chiến tranh. Trong nỗ lực nhằm khẳng định chủ quyền lãnh thổ, suốt cuối thập niên 90 và những năm đầu thế kỷ 21, Triều Tiên đã thực hiện một số cuộc tấn công về phía nam của đường giới hạn phía bắc (NLL). Các cuộc đụng độ giữa Bình Nhưỡng và Seoul vẫn diễn ra trên biển và khu vực gần biên giới hai nước trong hàng chục năm qua.
của Triều Tiên bay về phía một loa tuyên truyền do Hàn Quốc triển khai gần biên giới. Hàn Quốc đáp trả với hơn 10 phát pháo.
21/8: Nhà lãnh đạo Kim Jong Un yêu cầu các binh sĩ ở tiền tuyến “sẵn sàng toàn diện cho chiến tranh” sau vụ nã pháo.
23/11/2011: Triều Tiên nã pháo vào đảo tiền tiêu Yeonpyeong của Hàn Quốc trên biển Hoàng Hải, khiến hai lính thủy quân lục chiến và hai dân thường Hàn Quốcthiệt mạng.
26/3/2010: Tàu hộ tống Cheonan của Hàn Quốc chìm gần đảo Baengnyong thuộc biển Hoàng Hải khiến 46 thủy thủ thiệt mạng. Một cuộc điều tra quốc tế kết luận tàu trúng ngư lôi của tàu ngầm Triều Tiên, song Bình Nhưỡng bác bỏ cáo buộc.
Đảo Yeonpyeong - điểm nóng giữa Hàn Quốc và Triều Tiên trên biển Hoàng Hải. Ảnh: Korea Times |
29/6/2002: Tàu hải quân Hàn Quốc và Triều Tiên đọ súng trong vòng hai mươi phút trong một cuộc đụng độ tại Hoàng Hải, gần đảo Yeonpyeong, khi một tàu khu trục của Hàn Quốc chìm khiến 6 thủy thủ thiệt mạng và 18 bị thương. Khoảng 13 người Triều Tiên thiệt mạng và một tàu của họ hỏng sau vụ đụng độ. Sự kiện diễn ra khi Hàn Quốc là đồng chủ nhà của Cúp bóng đá thế giới.
15/6/1999: Một cuộc giao tranh giữa quân đội Triều Tiên và Hàn Quốc bùng phát dọc theo duyên hải giữa hai bên ở biển Hoàng Hải. Một tàu phóng ngư lôi của Triều Tiên với khoảng 20 thủy thủ trên tàu chìm cùng 3 tàu tuần tra hỏng nặng. Đây là trận hải chiến đầu tiên từ khi Chiến tranh Triều Tiên kết thúc vào năm 1953.
Tháng 9/1996: Một tàu ngầm của Triều Tiên mắc cạn ngoài khơi cảng Gangneung của Hàn Quốc khi đột nhập vào lãnh hải nước láng giềng. Trong số thủy thủ đoàn 26 người trên tàu ngầm Triều Tiên, một người bị bắt, một thành viên khác mất tích, 11 người bị giết bởi các thành viên khác do đã để tàu ngầm mắc cạn khiến nhiệm vụ thất bại và13 người chết do đấu súng với binh sĩ Hàn Quốc.
29/11/1987: Một quả bom do hai điệp viên Triều Tiên đặt trên chuyến bay của Korean Air nổ trên biển Andaman. Sự nổ khiến tất cả 115 người trên máy bay thiệt mạng. Cả hai điệp viên Triều Tiên cố nuốt cyanide (xyanua) khi nhân viên an ninh Hàn Quốc bắt họ, nhưng một người vẫn sống.
Khu phi quân sự (DMZ) là giới tuyến phân cách Triều Tiên và Hàn Quốc. Ảnh: Yonhap |
9/10/1983: Điệp viên Triều Tiên đánh bom một lăng mộ ở thành phố Yangon, Myanmar trong chuyến thăm của Tổng thống Hàn Quốc khi đó là Chun Doo Hwan. 21 người, gồm một số bộ trường của Hàn Quốc, thiệt mạng. Tổng thống Chun thoát nạn.
18/8/1976: Binh sĩ Triều Tiên giết hai sĩ quan của Mỹ - gồm trung đội trưởng Arthur Bonifas và trung úy Mark Barrett - bằng rìu khi họ ra lệnh cho cấp dưới chặt cây bạch dương tại khu phi quân sự (DMZ).
21/1/1968: 31 lính đặc công Triều Tiên xâm nhập Phủ Tổng thống Hàn Quốc, nhưng lực lượng an ninh chặn đứng vụ tấn công khi họ cách khu vực này khoảng 300 m. Đa số nhóm lính đặc nhiệm mất mạng. Một người sống sót khai rằng, nhiệm vụ của họ là ám sát Tổng thống Hàn Quốc.
19/1/1967: Các đơn vị pháo binh Triều Tiên nổ súng vào tàu Dangpo của Hàn Quốc khi nó tuần tra trong vùng biển Hoàng Hải. Sự việc khiến 39 trong số 70 thủy thủ trên tàu thiệt mạng.