Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Chiến tích của ‘lão bà’ Date Krumm

Chuyện thú vị nhất của giải Úc mở rộng trong 2 ngày thi đấu đầu tiên là chiến thắng của tay vợt 42 tuổi Kimiko Date Krumm trước tay vợt chỉ đáng tuổi con mình là Nadia Petrova.

Chiến tích của ‘lão bà’ Date Krumm

Chuyện thú vị nhất của giải Úc mở rộng trong 2 ngày thi đấu đầu tiên là chiến thắng của tay vợt 42 tuổi Kimiko Date Krumm trước tay vợt chỉ đáng tuổi con mình là Nadia Petrova.

Cỗ máy bền bỉ xứ "hoa anh đào"

Trong sâu thẳm, Kimiko không thể hình dung cụ thể chiến thắng cuối cùng của mình tại giải Úc đã cách đây bao lâu nhưng theo cô nhớ thì đó là khoảng năm 1996. Với việc đánh bại hạt giống số 12 Nadia Petrova sau 2 set 6/2, 6/0 ở vòng 1, Kimiko đã trở thành tay vợt lớn tuổi nhất giành chiến thắng tại Melbourne Park.

Ở độ tuổi 42, Kimiko đáng tuổi mẹ của rất nhiều tay vợt nữ hiện nay. Ở độ tuổi đó không nhiều người còn đủ sức để cầm theo cây vợt, vụt theo từng đường bóng, nhưng Kimiko vẫn đang thi đấu bền bỉ. Cô chia sẻ bí quyết: “Tôi ngủ rất nhiều. Tôi ăn uống lành mạnh. Tôi cũng uống nhiều nước. Tôi thường đi ngủ trước 10 giờ tối. Đó là cuộc sống rất đơn giản. Không có gì đặc biệt”.

Kimiko để lại một tấm gương đẹp cho những tay vợt trẻ tuổi.

Date Krumm đã kết hôn với tay đua người Đức Michael Krumm và quay lại với tennis vào năm 2008 sau 12 năm chia tay. “Sau khi ngừng quần vợt vào năm 1996 tôi không nghĩ một ngày nào đó sẽ quay trở lại. Nhưng tôi yêu thể thao, yêu quần vợt”, tay vợt hiện đang xếp hạng 100 của WTA, giành 8 danh hiệu và hơn 3 triệu USD tiền thưởng chia sẻ.

Kể từ khi cầm vợt lại thi đấu, Kimiko không bao giờ tiến xa hơn vòng 2 của một giải Grand Slam, nhưng cô đã liên tục tạo nên những kỷ lục nhờ độ tuổi của mình. Tại giải Pháp mở rộng năm 2010, ở độ tuổi 39 cô trở thành tay vợt lớn tuổi nhất đánh bại một đối thủ trong top 10. Một năm sau đó cô tự phá kỷ lục của mình ở giải Osaka.

Thành tích tốt nhất của Kimiko tại giải Úc mở rộng là vào đến bán kết năm 1994. Cô từng xếp hạng 4 thế giới năm 1995. Lần đầu tiên Kimiko xuất hiện tại một giải Grand Slam là tại giải Pháp mở rộng năm 1989, khi đó Nadia Petrova mới chỉ có 6 tuổi.

Hiện tại Kimiko vẫn theo đuổi tennis với niềm đam mê vô tận và chưa biết thời điểm nào sẽ dừng lại nhưng cô thừa nhận sẽ rất khó để chơi môn này đến độ tuổi gần 50 như huyền thoại Martina Navratilova. Tay vợt người Mỹ gốc Cộng hòa Séc giành chiến thắng lần cuối tại Wimbledon 2004 khi đã 47 tuổi, 8 tháng.

Tăng tiền thưởng, nhiều bất ngờ

Ngay tại vòng 1 giải đấu năm nay đã có không ít tay vợt hạt giống bị loại. Ngoài yếu tố bất ngờ vốn có luôn tồn tại trong thể thao thì việc BTC quyết định tăng giải thưởng là 1 yếu tố kích thích các tay vợt yếu đánh hăng hơn.

Ngoài việc tăng đến 4,3 triệu USD, nâng tổng số tiền thưởng cho giải lên đến 31,5 triệu USD thì Úc mở rộng chính là giải có tiền thưởng cao nhất cho những tay vợt bị loại ở 3 vòng đầu tiên. Theo đó, tay vợt bị loại ở vòng đầu tiên sẽ nhận được 27.600 AUD - đơn vị tiền tệ của Úc (tăng 32,7% so với giải năm 2012), người thua ở vòng 2 bỏ túi 45.500 AUD (tăng 36,6%) và tay vợt thất thủ ở vòng 3 sẽ ra về với số tiền 71.000 AUD (tăng 30%).

Bị loại ngay sau vòng 1 nhưng Coco Vandeweghe vẫn được an ủi phần nào khi nhận được một số tiền thưởng khá lớn.

Ngoài ra, các tay vợt vào đến vòng 4, tứ kết, bán kết đều nhận tiền thưởng tăng trung bình khoảng 14% so với giải năm nay, trong khi tiền thưởng vòng sơ loại cũng tăng khoảng 15%. Động thái này nhận được sự hoan nghênh nhiệt liệt của các tay vợt ít tên tuổi bởi chi phí họ phải bỏ ra để tham dự 1 giải Grand Slam bao gồm tiền vé máy bay, tiền ăn ở, đi lại là khá lớn. Đối với những ngôi sao hàng đầu như Djokovic hay Federer, vài chục ngàn USD là chuyện nhỏ nhưng đối với các tay vợt nằm ngoài top 100 đó là 1 số tiền lớn.

Tinh thần tuyệt vời của Serena Williams:

Ngày thi đấu hôm 15/1 chứng kiến tinh thần quả cảm của Serena Williams. Mặc dù bị lật cổ chân ở cuối sét 1 khi đang dẫn Gallovits-Hall 5/0 nhưng tay vợt người Mỹ đã không chấp nhận bỏ cuộc mà gắng gượng thi đấu. Sau khi được chăm sóc, Serena vào sân thi đấu với 1 cái chân còn đau. Cô gần như đứng ở giữa sân sử dụng những cú giao bóng cực mạnh, điều bóng sang 2 biên buột đối thủ phải di chuyển. Chỉ với 1 chân không đau nhưng Serena vẫn có đến 18 cú aces đồng thời giành chiến thắng sau 2 set cùng tỷ số 6/0 trước đối thủ.

Gần như chỉ đánh bằng 1 chân nhưng Serena Williams vẫn biết cách giành chiến thắng.

 

HOÀNG TÂM

Theo Infonet

HOÀNG TÂM

Theo Infonet

Bạn có thể quan tâm