Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

TL;DR

Chiến lược ở quốc gia có 85% dân số tiêm chủng đầy đủ

Mặc dù Bồ Đào Nha có tỷ lệ tiêm chủng cao hàng đầu thế giới, quan chức nước này xác định cuộc chiến chống Covid-19 chưa kết thúc và sẽ còn nhiều thách thức phải giải quyết.

tiem chung o Bo Dao Nha anh 1

Chiến dịch tiêm chủng của Bồ Đào Nha gần như đã đi đến hồi kết. Tại các điểm tiêm chủng hàng loạt, chỉ còn lác đác sự xuất hiện của một vài thanh thiếu niên.

Với khoảng 85% dân số được tiêm đủ hai mũi, Bồ Đào Nha là nơi có tỷ lệ tiêm chủng hàng đầu thế giới, chỉ xếp sau Gibraltar, theo Washington Post.

"Chúng tôi không còn người trưởng thành cần tiêm vaccine", Lurdes Costa e Silva, y tá trưởng tại trung tâm vaccine Lisbon đã đóng cửa một phần, cho biết.

Kỳ tích của Bồ Đào Nha đã biến đất nước này thành “phòng thí nghiệm” - nơi mà cả thế giới hướng về với câu hỏi giả định: "Chương cuối đại dịch sẽ bắt đầu diễn ra như thế nào?".

Trên tất cả, mức độ mà một quốc gia có thể kiểm soát được virus, sau khi tỷ lệ tiêm chủng đã ở mức cao nhất có thể, là vấn đề thu hút sự quan tâm.

tiem chung o Bo Dao Nha anh 2

Người phụ nữ ngồi trong phòng chờ vắng bóng người tại một trung tâm tiêm chủng ở Lisbon, Bồ Đào Nha. Ảnh: AP.

Chặng đường "tự do" còn dài

Dữ liệu hiện nay cho thấy một số câu trả lời hứa hẹn. Ở Bồ Đào Nha, mọi chỉ số về mức độ nghiêm trọng của đại dịch đều có xu hướng giảm nhanh chóng. Tỷ lệ tử vong bằng một nửa mức trung bình của Liên minh Châu Âu (EU) và thấp hơn 9 lần so với Mỹ.

Thủ đô Lisbon đang hân hoan trong "chiến thắng". Những người hay dậy sớm có thể thấy vỏ chai bia trên các vỉa hè - dấu vết còn sót lại sau các buổi nhạc sống và tiệc tùng. Giao thông cũng hoạt động bình thường khi mọi người trở lại văn phòng.

Tuy nhiên, trên một số khía cạnh khác, những gì diễn ra ở Bồ Đào Nha cũng là lời nhắc nhở rằng một năm rưỡi sau đại dịch, các "vũ khí" hiện tại của khoa học có thể vẫn chưa đủ.

Mặc dù tốc độ lây nhiễm chậm lại ở nơi có tỷ lệ tiêm chủng cao nhờ vaccine, khả năng miễn dịch cộng đồng vẫn là mục tiêu khó nắm bắt. Virus vẫn gây ra các vụ hủy chuyến, cắt giảm ngày làm việc và bệnh tật.

"Chúng tôi đã đạt được một kết quả tốt, nhưng đó không phải là giải pháp hay phép màu mà người ta có thể nghĩ đến", Bộ trưởng Y tế Bồ Đào Nha Marta Temido cho biết.

Trong tuần này, Bồ Đào Nha sẽ mở cửa trở lại các hộp đêm và bỏ thời gian đóng cửa bắt buộc vào 2h sáng đối với các quán bar - những nới lỏng mà thủ tướng nước này gọi là trên con đường dẫn đến "hoàn toàn tự do".

Tuy nhiên, một số biện pháp phòng ngừa vẫn sẽ được duy trì. Đeo khẩu trang vẫn là điều bắt buộc tại một số nơi công cộng trong nhà.

Chứng nhận kỹ thuật số về Covid-19 sẽ tiếp tục được yêu cầu trong các chuyến du lịch và các sự kiện đông người.

tiem chung o Bo Dao Nha anh 3

Cuộc sống về đêm sôi động trở lại Bairro Alto ở Lisbon, Bồ Đào Nha. Ảnh: Washington Post.

Nỗi bất an

Nhiều quan chức y tế Bồ Đào Nha vẫn lo lắng về một làn sóng dịch vào mùa đông với sự gia tăng các ca nhập viện. Người già, đối tượng có khả năng dễ bị tổn thương nhất trước sự tàn phá của virus, là nỗi bất an chính.

Dữ liệu chính thức cho thấy tỷ lệ người cao tuổi nước này đã tiêm vaccine gần như đạt 100%. Nhưng nhiều người được tiêm chủng cách đây hơn nửa năm, khoảng thời gian đủ dài để khả năng miễn dịch virus bị sụt giảm, theo một loạt nghiên cứu.

Gần đây, viện khoa học ở Lisbon đã đưa ra thêm cảnh báo mới sau khi tiến hành đo nồng độ kháng thể ở hàng nghìn người, trong đó có khoảng 500 người ở các viện dưỡng lão Bồ Đào Nha.

Phát hiện cho thấy kết quả còn đáng lo ngại hơn so với dự tính. Trước đó, ngay sau khi tiêm vaccine Pfizer/BioNTech, 95% người đã phát triển kháng thể. Nhưng vào mùa hè này, hơn 1/3 người tại viện dưỡng lão đã mất hoàn toàn kháng thể.

Jocelyne Demengeot (58 tuổi), trưởng nhóm điều tra tại Viện Khoa học Gulbenkian cho biết vẫn có khả năng hệ thống miễn dịch của người cao tuổi đã được vaccine "huấn luyện" để đối đầu tốt hơn với những lần phơi nhiễm tiếp theo.

"Điều này không có nghĩa là họ không được bảo vệ", giám đốc viện dưỡng lão Joaquim Moura nhớ lại lời các nhà khoa học nói.

Tuy nhiên, kết quả này cho thấy những rủi ro và chính phủ cần tìm ra phương án mới.

Cách tiếp cận mới

Dẫu vậy, đối với Phó Đô đốc Henrique de Gouveia e Melo, người đứng đầu lực lượng đặc nhiệm vaccine của Bồ Đào Nha, hầu hết dữ liệu về người cao tuổi vẫn ở mức "yên tâm". Tỷ lệ mắc Covid-19 ở nhóm độ tuổi này vẫn đang giảm.

Thay vào đó, ông cảm thấy rủi ro lớn nhất đối với Bồ Đào Nha xuất phát từ bên ngoài và đòi hỏi một cái nhìn toàn cảnh hơn.

Chỉ vào biểu đồ tiêm chủng theo từng quốc gia trên máy tính, ông Gouveia e Melo cho biết tỷ lệ tiêm vaccine ở các quốc gia phương Tây và châu Á đang tăng trưởng. Tuy nhiên, khi con trỏ chuột chỉ vào hai thuộc địa cũ của Bồ Đào Nha là Angola và Mozambique, bức tranh này rất khác.

Giống như nhiều quốc gia châu Phi, ở cả hai nước, tỷ lệ tiêm chủng vẫn ở mức một con số. Điều này có thể biến những nơi này thành "chỗ nghỉ" cho virus tiến hóa biến chủng mới với khả năng kháng vaccine và lây lan ra khắp thế giới.

"Những quốc gia này sẽ ‘trả thù’ chúng ta", ông nói và chỉ vào màn hình máy tính.

tiem chung o Bo Dao Nha anh 4

Phó Đô đốc Henrique de Gouveia e Melo tại một trung tâm tiêm chủng ở Lisbon. Ảnh: AP.

"Người hùng" đứng đầu chương trình tiêm chủng vaccine Covid-19 ở Bồ Đào Nha cho biết đất nước giờ đây đứng trước thách thức mới. Trọng tâm chống dịch không còn giới hạn phạm vi quốc gia mà nó mở rộng ra toàn cầu.

Ông cho rằng động thái tốt nhất của Bồ Đào Nha là tập trung vào việc giúp đỡ quốc gia khác, không chỉ xuất phát từ lý do "đạo đức", mà vì sự an toàn của chính mình.

Ông gọi ý tưởng về việc tiêm mũi thứ ba là "ngu ngốc". Đối với ông, nhiệm vụ tiêm chủng trong nước đã kết thúc và lực lượng phụ trách việc triển khai vaccine sẽ giải tán vào tuần này.

"Bạn không thể chiến thắng chỉ bằng cách tiêm chủng cho tất cả người dân ở đất nước của mình", ông nói. "Cuộc chiến chỉ kết thúc sau khi chúng ta tiêm cho mọi người trên thế giới".

Người đàn ông có siêu kháng thể, tự khỏi bệnh Covid-19 John Hollis được phát hiện có "siêu kháng thể" trong máu giúp miễn dịch với Covid-19. Ngay cả khi pha loãng đến 10.000 lần, máu của ông vẫn có thể tiêu diệt được 90% virus.

Châu Á thận trọng mở cửa dù chiến dịch tiêm chủng khả quan

Dù tỷ lệ người dân được tiêm chủng ngày càng cao, nhiều nước châu Á vẫn thận trọng mở cửa theo lộ trình, từng bước có kiểm soát và liên tục đánh giá để kịp thời điều chỉnh.

Chuyên gia UNDP: Đừng lo phát nhầm, chỉ sợ bỏ sót tiền hỗ trợ cho dân

Chuyên gia Chương trình Phát triển LHQ (UNDP) cho rằng chính phủ cần có biện pháp đẩy nhanh các gói hỗ trợ để giúp đỡ người dân kịp thời, đặc biệt là đối với nhóm dễ bị tổn thương.

Cách nền kinh tế Mỹ ứng phó thành công với đại dịch Covid-19

Mỹ phạm không ít sai lầm kể từ khi dịch Covid-19 bắt đầu. Tuy nhiên, có một điều đã đi đúng hướng trong khoảng thời gian này: Chính sách kinh tế để ứng phó với đại dịch.

Minh An

Bạn có thể quan tâm