Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

TL;DR

Chiến lược nhân sự song hành chiến lược kinh doanh của AEON Việt Nam

Hướng đến mục tiêu trở thành nơi làm việc tốt nhất trong ngành bán lẻ, AEON Việt Nam nỗ lực hiện thực hóa chiến lược phát triển nhân sự, song song đẩy mạnh kinh doanh.

AEON Viet Nam,  ban le anh 1

Trong năm 2022, AEON Việt Nam được nhận 3 giải thưởng gồm: “Nơi làm việc tốt nhất châu Á” (lần thứ 4), top 2 “Nơi làm việc tốt nhất trong ngành bán lẻ/bán sỉ/thương mại tại Việt Nam” và top 50 “Thương hiệu nhà tuyển dụng hấp dẫn với sinh viên Việt Nam”. Trong bối cảnh kinh tế nhiều khó khăn, thị trường lao động đối mặt nhiều thách thức, AEON Việt Nam đưa ra những giá trị riêng để thu hút và giữ chân nhân tài, không ngừng tuyển mới nhằm mở rộng quy mô hoạt động thời gian tới.

Trải qua một năm nhiều dấu ấn, bà Trần Thị Tuyết Trinh - Trưởng phòng Nhân sự AEON Việt Nam - có dịp chia sẻ về bài toán nhân sự của doanh nghiệp trong thời gian tới.

Chiến lược nhân sự trước thách thức thị trường lao động

- Trong bối cảnh khó khăn hiện tại, AEON Việt Nam có dự định cắt giảm nhân sự để bảo toàn hoạt động không, thưa bà?

- Trong những ngày căng thẳng nhất của đại dịch Covid-19, AEON Việt Nam vẫn cố gắng duy trì hoạt động của chuỗi siêu thị, phát triển kênh thương mại điện tử, đặc biệt là tổ chức những chuyến xe bán hàng lưu động đến tận khu dân cư. Chúng tôi không chỉ phục vụ nhu cầu thiết yếu của người dân mà còn duy trì công ăn việc làm cho toàn bộ nhân viên.

AEON Việt Nam cam kết không cắt giảm mà tối ưu hóa năng suất lao động của nhân viên, đồng thời áp dụng công nghệ, kỹ thuật và các công cụ hỗ trợ để tiết kiệm chi phí.

- Để đáp ứng chiến lược mở rộng sắp tới, AEON Việt Nam đưa ra kế hoạch tuyển dụng như thế nào?

- Việt Nam là thị trường trọng điểm thứ hai của AEON tại châu Á, sau Nhật Bản. Trong chiến lược trung hạn đến năm 2025, AEON Việt Nam dự kiến mở thêm các trung tâm bách hóa tổng hợp và siêu thị trên toàn quốc, cùng chuỗi siêu thị vừa và nhỏ tại Hà Nội, chuỗi cửa hàng chuyên doanh như Glam Beautique, Petemo… Theo đó, nhu cầu tuyển dụng tại AEON Việt Nam cũng tăng 4-5 lần so với con số 4.000 nhân sự hiện nay.

Khi làm việc tại AEON, nhân viên được trang bị kiến thức về an sinh toàn diện gồm: Khỏe về thể chất, khỏe về tinh thần và khỏe về tài chính.

Bà Trần Thị Tuyết Trinh - Trưởng phòng Nhân sự AEON Việt Nam

- AEON Việt Nam làm cách nào để đáp ứng kế hoạch nhân sự song song mục tiêu mở rộng kinh doanh, đồng thời kiện toàn năng lực của “Người AEON”?

- Thứ nhất, song song tuyển dụng thêm nhân sự khi số lượng cửa hàng tăng lên, chúng tôi tập trung vào số lượng, quy trình phát triển và đào tạo - tất cả phải đáp ứng nhu cầu tương lai. Đồng thời công ty chú trọng nhiều hơn vào đào tạo và phát triển nguồn nhân lực để đáp ứng nhu cầu công việc và mục tiêu mở rộng. Lực lượng nhân sự mới gia nhập AEON cần có đủ kỹ năng để đáp ứng vị trí tuyển dụng.

Thứ hai, chúng tôi số hóa công việc nhân sự để tăng tốc, tăng độ chính xác cho tuyển dụng và phát triển nhân tài. Khi số lượng nhân sự lên đến 10.000-20.000 người, áp dụng công nghệ AI là giải pháp tối ưu. Hiện nay, công ty ứng dụng số hóa vào công tác nhân sự, tuy nhiên mỗi giai đoạn có chiến lược số riêng.

Khi làm việc tại AEON, nhân viên cũng được trang bị kiến thức về an sinh toàn diện gồm: Khỏe về thể chất, khỏe về tinh thần và khỏe về tài chính.

Quản trị nhân sự song hành kế hoạch phát triển kinh doanh

- Bộ phận nhân sự đóng vai trò thế nào trong định hướng phát triển của công ty?

- Chiến lược nhân sự luôn song hành cùng chiến lược phát triển kinh doanh. Trong đó, con người AEON đóng vai trò chủ chốt trong hoạch định và hiện thực hóa mọi chiến lược.

- Báo cáo của Anphabe gần đây ghi nhận 42% người đi làm gặp stress thường xuyên. Bà nhận định thế nào về vấn đề này?

- Có nhiều nguyên nhân dẫn đến việc người lao động đối mặt stress. Theo tôi, có 3 lý do chính. Thứ nhất là nỗi lo tài chính cá nhân - nền tảng đảm bảo nhu cầu thiết yếu của cuộc sống. Nỗi lo này xuất phát từ dịch bệnh, chiến tranh và lạm phát.

Quan điểm của AEON Việt Nam là tôn trọng sự khác biệt trong bản sắc cá nhân.

Bà Trần Thị Tuyết Trinh - Trưởng phòng Nhân sự AEON Việt Nam

Thứ hai, yêu cầu công việc ngày càng cao trong khi nhiều người không được đào tạo kỹ năng và kiến thức cần thiết, đặc biệt là yêu cầu mới liên quan đến tự động hóa và chuyển đối số. Điều này khiến họ “đuối sức”, lâu dần có thể bị đào thải.

Cuối cùng, nhiều doanh nghiệp không nắm bắt, đồng thời đáp ứng sự thay đổi của lực lượng lao động. Tại nhiều công ty, 40% nhân sự thuộc Millennials và Gen Z. Dựa trên khảo sát của Deloitte về Gen Z và Millenial toàn cầu, sau đại dịch Covid-19, mối quan tâm của nhóm này đã thay đổi. Nếu trước đây, nhu cầu trải nghiệm, du lịch, lương cao, mua nhà… chiếm phần lớn thì giờ đây, họ muốn tiết kiệm, dành nhiều thời gian cho bản thân và gia đình. Do đó, nếu doanh nghiệp không nắm bắt xu hướng mới và điều chỉnh thì nhân viên có thể rơi vào trạng thái stress.

- Dưới góc nhìn chuyên môn, bà nghĩ doanh nghiệp cần làm gì để giúp nhân viên giảm bớt căng thẳng - nguyên nhân khiến năng suất công việc kém và đội ngũ thiếu gắn kết?

- Tôi nghĩ cần kết hợp hai yếu tố: Chiến lược nhân sự tổng thể để xây dựng văn hóa doanh nghiệp và năng lực lãnh đạo của đội ngũ quản lý để kết nối - xây dựng văn hóa đội nhóm.

Riêng với tình trạng “Quite quitting” - nhân sự làm xong việc rồi về, không tham gia hoạt động công ty, ngắt kết nối đồng nghiệp sau giờ làm, chúng ta cần nhiều giải pháp như đối thoại đơn giản, đánh giá sự khác biệt trong góc nhìn của thế hệ X và người trẻ thế hệ Y, Z…

- AEON Việt Nam có tình trạng “Quite quitting” không? Nếu có, doanh nghiệp làm gì để khắc phục?

- Quan điểm của AEON Việt Nam là tôn trọng sự khác biệt trong bản sắc cá nhân. Chúng tôi hiểu về bản chất, mỗi giai đoạn lực lượng lao động đối mặt vấn đề và mối quan tâm khác nhau. Do đó, chúng tôi quan sát, nắm bắt, dự đoán để đưa ra giải pháp phù hợp, không chỉ áp dụng trong kinh doanh mà còn quản trị nguồn nhân lực.

Mục tiêu “Nơi làm việc tốt nhất trong ngành bán lẻ”

- AEON Việt Nam vừa được vinh danh top 100 “Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2022”. Đâu là cơ sở để doanh nghiệp đạt được danh hiệu này?

- Theo tôi, đây là thành quả từ nỗ lực của hơn 4.000 nhân viên AEON Việt Nam. Họ cùng kiến tạo môi trường làm việc lý tưởng trên nền tảng chiến lược phát triển nhân sự toàn diện. Trong đó, đào tạo và phát triển là phúc lợi lớn nhất mà công ty đề cao và cam kết. Chúng tôi cam kết mang đến cho toàn thể nhân viên 3 cơ hội: Phát triển chuyên môn; Thăng tiến sự nghiệp; Nâng cao tư duy lãnh đạo và tinh thần cống hiến cho cộng đồng.

AEON Viet Nam,  ban le anh 6

Bà Trần Thị Tuyết Trinh (váy đen, đứng giữa) - Trưởng phòng Nhân sự AEON Việt Nam - đại diện nhận giải “Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2022”.

- Ngoài danh hiệu trên, dường như AEON Việt Nam đang hướng đến mục tiêu trở thành “Nơi làm việc tốt nhất trong ngành bán lẻ”?

- AEON Việt Nam không chỉ theo đuổi sứ mệnh nâng tầm phong cách sống cho khách hàng mà còn đóng góp vào sự phát triển bền vững của Việt Nam. Trong đó, kiến tạo “Nơi làm việc tốt nhất ngành bán lẻ Việt Nam” là một trong những mục tiêu quan trọng, hướng đến sự phát triển toàn diện cho toàn thể nhân viên.

Dau an 10 nam cua Aeon Viet Nam hinh anh

Dấu ấn 10 năm của Aeon Việt Nam

0

Đến Việt Nam một thập niên trước với sứ mệnh nâng tầm phong cách sống của khách hàng, các điểm kinh doanh Aeon giờ đây trở thành điểm đến thân quen của hàng triệu người dùng.

Giang Chi Anh

Bạn có thể quan tâm