Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Chiến lược chinh phục thị trường bán lẻ của Sacombank

Để chinh phục thị trường bán lẻ giàu tiềm năng, Sacombank tập trung xây dựng thương hiệu, ứng dụng công nghệ để đáp ứng nhu cầu tài chính của hơn 6 triệu khách hàng.

Xác định ngân hàng số là lĩnh vực kinh doanh quan trọng, đặc biệt trong thời kỳ bùng nổ Internet và điện thoại thông minh, Sacombank thực hiện nhiều cải tiến kỹ thuật, sản phẩm dịch vụ nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng. Nhà băng nâng cấp hệ thống ngân hàng lõi T24, phiên bản R17 sở hữu công nghệ tiên tiến, bổ sung tính năng mới giúp tăng cường khả năng xử lý giao dịch, kiểm soát rủi ro.

thi truong ban le anh 1

Saccombank tiên phong ứng dụng công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ.

Tháng 7/2017, Sacombank triển khai công nghệ thanh toán không tiếp xúc Sacombank Contactless và máy POS NFC, cho phép chủ thẻ đơn giản hóa quá trình thanh toán bằng thao tác chạm hoặc vẫy nhẹ thẻ trước màn hình máy POS, không cần đưa cho người bán hàng. Đây là công nghệ thẻ chip hiện đại ứng dụng vào hoạt động thanh toán tại trạm tàu điện, xe bus công cộng, cửa hàng tiện lợi trên thế giới.

Tháng 12/2018, ngân hàng ra mắt ứng dụng quản lý tài chính Sacombank Pay, có thể tra cứu số dư, tích hợp và tra cứu thẻ/tài khoản thanh toán, mở/khóa thẻ ngay trên ứng dụng… Ngoài ra, ứng dụng cho phép nạp tiền (áp dụng cả thẻ của ngân hàng khác) để thanh toán hóa đơn điện, nước, Internet, học phí, phí chung cư, phí bảo hiểm... Sacombank Pay tích hợp thêm chức năng quét QR thanh toán, cập nhật các chương trình khuyến mại.

Ngoài ra, nhà băng này vẫn duy trì nền tảng ngân hàng điện tử (Sacombank iBanking), ngân hàng di động (Sacombank mBanking) phục vụ nhu cầu giao dịch của khách hàng cá nhân, doanh nghiệp trên nền tảng công nghệ bảo mật cao. Đến nay, Sacombank có hơn 2,4 triệu khách hàng sử dụng iBanking, hơn 2 triệu người dùng mBanking.

Với hạ tầng công nghệ hiện đại, bảo mật, mạng lưới bán lẻ rộng, vận hành linh hoạt, ngân hàng được tổ chức thẻ quốc tế chọn để ra mắt nhiều ứng dụng công nghệ mới, dòng thẻ cao cấp như Visa Infinite, World Mastercard, JCB Ultimate… Sacombank nằm trong top 7 ngân hàng đầu tiên tại Việt Nam chính thức phát hành thẻ trang bị chip EMV giúp bảo mật thông tin, cho phép giao dịch thanh toán không tiếp xúc. Ngân hàng tiên phong ứng dụng công nghệ thanh toán QR chuẩn quốc tế EMV, hưởng ứng xu thế không dùng tiền mặt.

Năm 2019, nhà băng này được Visa ghi nhận dẫn đầu về tổng doanh số giao dịch thanh toán, tổng doanh số giao dịch thanh toán qua thẻ tín dụng, tốc độ tăng trưởng doanh số chấp nhận thẻ, tỷ lệ thiết bị chấp nhận thẻ không tiếp xúc, tổng doanh số giao dịch thanh toán không tiếp xúc, tổng doanh số giao dịch thanh toán QR.

Ngoài ra, Sacombank nhận giải thưởng từ tổ chức thẻ JCB, gồm: Ngân hàng dẫn đầu doanh số chi tiêu thẻ, Ngân hàng dẫn đầu số lượng thẻ tín dụng phát hành mới, Ngân hàng dẫn đầu số lượng thẻ tín dụng đang lưu hành… Tổ chức thẻ Mastercard ghi nhận ngân hàng dẫn đầu mạng lưới chấp nhận công nghệ thanh toán không tiếp xúc, công nghệ thanh toán QR.

Ngân hàng này được công ty ControlCase (Mỹ) - đại diện Hội đồng tiêu chuẩn bảo mật thẻ thanh toán quốc tế (Security Standards Council) - cấp chứng nhận bảo mật PCI DSS phiên bản 3.2.1 sau 6 năm liên tiếp nhận chứng chỉ này. Đây là tiêu chuẩn cao về an ninh, bảo mật lĩnh vực phát hành, chấp nhận thẻ có giá trị trên toàn cầu, giúp khách hàng yên tâm tuyệt giao dịch, lưu trữ thông tin.

Với những nỗ lực đó, ngân hàng này đạt được một số thành công trong lĩnh vực bán lẻ như sở hữu mạng lưới gần 570 điểm giao dịch trên 52 tỉnh thành tại Việt Nam, Lào, Campuchia; hơn 250 sản phẩm dịch vụ dành cho doanh nghiệp và cá nhân.

Tính đến cuối tháng 4, ngân hàng huy động từ tổ chức kinh tế và dân cư hơn 418.000 tỷ đồng, tăng 2% (8.000 tỷ đồng); cho vay đạt hơn 306.000 tỷ đồng, tăng 3,4% (hơn 10.000 tỷ đồng) so với đầu năm. Bên cạnh đó, nhà băng triển khai nhiều gói sản phẩm, dịch vụ tính năng chuyên biệt cho từng đối tượng khách hàng. Nhờ giải pháp đồng bộ, tỷ lệ dư nợ bán lẻ (không bao gồm SMEs) trên tổng dư nợ đạt khoảng 62%.

Giang Di Linh

Bình luận

Bạn có thể quan tâm