Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Chiến dịch 'chống phân biệt đối xử người béo' tại Paris hào nhoáng

Paris, thành phố mang lại cho thế giới bánh sừng bò làm từ bơ và gan ngỗng béo, lại là nơi ám ảnh bởi những thương hiệu xa xỉ, những vòng eo bé tí - thừa cân đôi khi là tội lỗi.

Sau một thời gian dài chứng kiến nghịch lý này, chính quyền thành phố Paris quyết định triển khai một chiến dịch chống lại những định kiến về kích cỡ, những sự phân biệt đối xử thường bị lờ đi ở một thành phố bị ám ảnh về ngoại hình như Paris.

Người khởi xướng chiến dịch, bà Helene Bidard đã bắt đầu sáng kiến này sau khi trở thành nạn nhân của những lời châm chọc về cân nặng. Nó khiến bà nhận ra sự bất công nhắm vào những người béo thường bị lờ đi, đừng nói gì là bị trừng phạt.

"Chúng ta xem những người béo là xấu xí, thậm chí ngu xuẩn, là những người lười vận động và sức khỏe kém", AP dẫn lời bà Bidard.

phan biet doi xu nguoi beo anh 1
Một chiến dịch chống phân biệt đối xử với những người không có cân nặng "lý tưởng" theo chuẩn phổ biến của xã hội vào năm 2013 tại Pháp. Ảnh: AFP.

Ăn gan ngỗng, nhưng không được béo

Hôm 15/12, chính quyền Paris đã ra mắt chiến dịch "Hãy dừng ngay nạn kỳ thị người béo! Hãy cùng hành động", cùng với đó là một buổi trình diễn thời trang ngoại cỡ với sự tham gia của các blogger từ phong trào "cơ thể tích cực". 50.000 tờ rơi với các lời khuyên pháp lý và đường dây trợ giúp đã được phân phát tại các trung tâm thể thao, câu lạc bộ đêm, hồ bơi và quán ăn ở khắp Paris. Tuần lễ "chống lại nạn kỳ thị người béo" sẽ được tổ chức hàng năm.

Đây là một nỗ lực nhằm chóng lại việc phân biệt đối xử người béo, cả ở dạng thường ngày lẫn được thể chế hóa.

Số người béo phì đang gia tăng ở Pháp. Viện Quốc gia về Sức khỏe và Nghiên cứu Y tế cho biết trong năm 2016, gần 16% người trưởng thành ở Pháp được xem là thừa cân, so với con số 6% của năm 1980. Dù vậy, tỷ lệ người "sùng bái" sự gầy vẫn giữ nguyên.

"Đó là nghịch lý nước Pháp, bạn ăn gan ngỗng béo, nhưng bạn không được tăng cân", blogger Daria Marx cho biết.

phan biet doi xu nguoi beo anh 2
Paris là thành phố bị ám ảnh bởi ngoại hình và những cơ thể gầy gò. Ảnh: AFP.

Marx nói rằng dù Pháp đã thông qua luật vào năm 2011 nghiêm cấm việc phân biệt đối xử trong công việc dựa trên ngoại hình, các nhà tuyển dụng tiếp tục ưu tiên những hồ sơ có đính kèm ảnh người xin việc.

Cô chỉ ra một nghiên cứu cho thấy người béo có ít hơn 15% cơ hội được gọi phỏng vấn nếu họ kèm ảnh vào hồ sơ.

Bác sĩ thậm chí có thể từ chối tiến hành thụ tinh trong ống nghiệm đối với phụ nữ thừa cân.

Những "tội đồ" từ ngành thời trang

Thách thức những nhan sắc gầy gò mà các nhãn hàng thời trang cao cấp của Paris, như Chanel, Louis Vuitton hay Dior, thường cổ súy, các nhà tổ chức đã tiến hành một buổi diễn thời trang với thông điệp "lớn vẫn đẹp" với trang phục là quần áo ngoại cỡ.

"Ở Pháp, việc (mua quần áo) rất khó. Tôi phải mua sắm trên Internet hoặc các shop ở London", Marx nói.

phan biet doi xu nguoi beo anh 3
Người mẫu trong buổi trình diễn hôm 15/12 ở Paris. Ảnh: AFP.

Một số thương hiệu nổi tiếng của Pháp đã bắt đầu chú ý đến vấn đề này và ý thức được hiểm họa của việc khuyến khích những thân hình gầy gò quá đáng. Kể từ ngày 1/10, LVMH và Kering đã ngưng việc thuê những người mẫu quá gầy và yêu cầu người mẫu cung cấp chứng nhận sức khỏe để chứng minh họ đủ sức làm việc. Các công ty này nói rằng họ hy vọng sẽ tạo ra một chuẩn mực toàn cầu mới cho ngành công nghiệp thời trang.

Hành động này đã được ca ngợi tại Tuần lễ Thời trang Paris. "Cộng đồng thời trang cần chăm sóc những người phụ nữ trẻ, dù đó là sức khỏe thể chất, tinh thần hay cảm xúc của họ", AP dẫn lời nhà thiết kế Stella McCartney.

Dù vậy, một số người vẫn tỏ ra không tin rằng có sự phân biệt đối xử thật sự với người béo ở Pháp.

"Không có vấn đề gì với chủ nghĩa phân biệt kích cỡ ở Pháp cả", nhà tư vấn hình ảnh Emery Dolige nói. "Ăn uống lành mạnh có làm chúng ta béo không? Không. Ngược lại thì có. Những người bạn Mỹ của chúng ta thường chứng minh điều đó".

Có một 'Thế hệ Y' đang thay đổi Triều Tiên từ bên trong

Trong khi những gì thế giới quan tâm nhất về Triều Tiên là chương trình hạt nhân, tên lửa, một "Thế hệ Y" đã hình thành và đang thay đổi đất nước khép kín này.

35 năm không rạp chiếu bóng, Saudi Arabia giải trí ra sao?

Trước khi các rạp chiếu phim được mở cửa trở lại, người dân Saudi Arabia phải ra nước ngoài thưởng thức các tác phẩm điện ảnh hoặc phát phim trên mạng để vượt qua kiểm duyệt.


Phương Thảo

Theo AP

Bạn có thể quan tâm