Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Chi phí cho mỗi học viên JMG TP.HCM lên tới 1 triệu USD

Theo ông Lê Nguyên Hòa, Phó chủ tịch NutiFood, trong 2 năm đầu hoạt động, Học viện bóng đá JMG TP.HCM tiêu tốn 10 tỷ đồng/năm. Con số sẽ tăng dần vào các năm sau.

Những thông tin thú vị về Học viện JMG TP.HCM Ông Lê Nguyên Hòa, Phó chủ tịch NutiFood chia sẻ về chi phí ít biết và phương châm hoạt động của Học viện JMG TP.HCM.

- Hai năm trước, Học viện NutiFood JMG tại TP.HCM ra đời, mang theo kỳ vọng khơi gợi sự phục hưng cho bóng đá TP.HCM. Theo ông, cho đến nay, sự phát triển và danh tiếng của học viện của tương xứng với kỳ vọng đó?

- Trong hai năm qua, học viện vẫn hoạt động theo đúng chương trình, hệ thống JMG toàn cầu. Phải nói rằng 16 em khóa I được đặt rất nhiều kỳ vọng, trong đó có tới 6 em ở TP.HCM. Chúng tôi hy vọng đó sẽ là những nhân tài cho thành phố sau này.

Còn nói về danh tiếng, chắc phải đợi đến khi các em ra trường, tức là khoảng 5 năm nữa, lúc đó chúng ta mới có thể đánh giá được.

Chi phi dao tao hoc vien NutiFood JMG TP.HCM la 1 trieu do anh 1
Từ những học viên triệu đô, các cầu thủ trẻ được kỳ vọng sẽ đóng góp cho nền bóng đá nước nhà trong tương lai.

Những học viên triệu đô

- Năm 2016, CLB TP.HCM lên hạng V.League, và Quyền chủ tịch Lê Công Vinh quyết tâm biến đội bóng mang bản sắc của TP.HCM, thành CLB được người dân thành phố yêu mến. Trong tương lai, Công Vinh cũng mở học viện bóng đá trẻ ở TP.HCM. Vậy ông có lo lắng Học viện NutiFood JMG sẽ bị “lu mờ”?

- Thực tế, ở TP.HCM có khá nhiều trung tâm đào tạo bóng đá trẻ, có thể kể đến PVF (Quỹ đầu tư và phát triển tài năng bóng đá Việt Nam - PV), rồi có cả trung tâm thể thao liên kết giữa Liên đoàn bóng đá TP.HCM với CLB Lyon của Pháp. Nhiều trung tâm bóng đá trẻ sẽ mang lại những trường phái khác nhau, có lợi cho bóng đá Việt Nam. Vì vậy, chúng tôi không có gì phải lo lắng.

- Một bản đề án vĩ mô đã được vẽ ra năm 2015, theo đó Học viện bóng đá NutiFood JMG sẽ có cơ sở riêng. Nhưng cho đến nay, kế hoạch này bị ngưng trệ, vậy trong tương lai học viện có cơ sở riêng hay không thưa ông?

- Đây là một câu chuyện dài. Năm 2015, Ủy ban nhân dân thành phố và chúng tôi có đạt được thỏa thuận về một số cơ sở tạm, nhưng JMG không đồng ý. Ngoài ra, các phương án xây dựng ở Trương Văn Bang (quận 2) và vài nơi khác cũng không ổn.

Chúng tôi cũng được gợi ý xây dựng học viện ở một số địa phương như Bình Dương, Đồng Nai, nhưng chúng tôi muốn đặt ở TP.HCM. Hiện nay NutiFood đã có đất cho học viện và sẽ nhanh chóng thi công, đưa vào sử dụng, phục vụ các học viên vào năm 2018.

Dù chuyện ăn ở, tập luyện của các em khóa I rất tốt, trong thời điểm học viện chưa hoàn chỉnh, song tôi thực sự vẫn rất băn khoăn khi chưa lo được một sân bóng cho các em tập hàng ngày, hàng giờ, làm sao mở cửa ra là thấy sân cỏ, cầu môn. Lúc nào cũng thấy sân bóng. Chúng tôi đang nỗ lực để lo được điều này cho các em sớm nhất.

Chi phi dao tao hoc vien NutiFood JMG TP.HCM la 1 trieu do anh 2
Với việc chuẩn bị tuyển sinh cho khóa II, NutiFood sẽ tốn hàng chục triệu USD cho công cuộc nuôi dưỡng tài năng bóng đá những năm tới.

Cầu thủ nhí đá bóng chân đất tại Học viện NutiFood JMG TP.HCM

Gần 2 năm sau khi trúng tuyển, khóa I Học viện NutiFood JMG đã cho thấy những thành quả ban đầu khi giành chiến thắng cách biệt 30 bàn trước đội cùng lứa U15 Bình Thạnh (TP.HCM).

- Ông có thể tiết lộ chi phí ước tính sau 2 năm hoạt động của Học viện NutiFood JMG là bao nhiêu?

- Thời điểm đầu, chi phí không nhiều lắm, mỗi năm khoảng 10 tỷ đồng. Nhưng ước tính chung như các học viện khác, sau 7 năm, chi phí đào tạo cho một em là 1 triệu đô la.

 

- Ông Trần Thanh Hải, Chủ tịch HĐQT Công ty NutiFood từng khẳng định sẽ tạo nguồn quỹ tài chính cho học viện có thể hoạt động trong 10 năm. Đây là kế hoạch dài hơi và tốn kém?

- Mỗi một dự án chúng tôi thực hiện, dù là bóng đá hay các nhà máy ở Gia Lai, Hà Nam… thì đó đều là kế hoạch lâu dài, phải chuẩn bị dòng tiền đến 10 năm. Do đó, chúng tôi đã cân đối các nguồn vốn để có thể đầu tư mạnh mẽ, bền vững và ổn định cho các hoạt động.

- NutiFood từng liên kết với Hoàng Anh Gia Lai (HAGL) trong lĩnh vực bóng đá, cụ thể là tài trợ và tư vấn, chăm sóc dinh dưỡng. Ông đánh giá thế nào về mối hợp tác này?

- Cuối năm 2013, chúng tôi có ký hợp đồng tài trợ toàn diện về dinh dưỡng và các hoạt động khác của HAGL Arsenal JMG. Phải nói đây là hợp đồng cực kỳ thành công của NutiFood, bởi các cầu thủ trẻ HAGL là nòng cốt của lứa U19 quốc gia, đã tạo ra một cơn sốt cho người hâm mộ cả nước, mở ra kỳ vọng về lứa cầu thủ có tài năng, đạo đức.

Năm 2014, sức hút của U19 Việt Nam là rất lớn, chúng tôi hưởng lợi nhiều từ điều này. Phải thành thật cảm ơn HAGL đã tạo điều kiện cho chúng tôi. Đây là bài học cho rất nhiều doanh nghiệp trong việc quảng bá thương hiệu.

Chi phi dao tao hoc vien NutiFood JMG TP.HCM la 1 trieu do anh 3
Cùng với PVF, Học viện JMG TP.HCM là nơi hiếm hoi đào tạo cầu thủ nhưng không có đội bóng chơi ở các giải hàng đầu Việt Nam, mà đặt mục tiêu lớn nhất là cung cấp tài năng cho bóng đá nước nhà.

Không đặt vấn đề kinh doanh hay quảng bá thương hiệu với trách nhiệm thể thao

- Ngoài bóng đá, NutiFood còn tài trợ các vận động viên trẻ như Phương Trâm (bơi lội), Cẩm Hiền (cờ vua), ông có thể cho biết tổng số tiền đã và sẽ đầu tư cho các VĐV này?

- Đối với trường hợp của Phương Trâm, chúng tôi tài trợ tiền tập huấn nước ngoài trị giá 2 tỷ đồng mỗi năm, kéo dài trong 9 năm. Tổng số tiền dự kiến tài trợ cho Phương Trâm là 18 tỷ đồng và đã thực hiện trong năm 2016.

Cẩm Hiền mới 9 tuổi và có cha mẹ đều nổi tiếng về cờ vua, trong giai đoạn này chúng tôi chủ yếu tài trợ cho em tham dự các giải cọ xát quốc tế có cha mẹ đi cùng. Đến khi Cẩm Hiền trưởng thành, khoảng 15 tuổi, em sẽ được đi tập huấn, du học ở một CLB cờ vua nổi tiếng thế giới để trau dồi kinh nghiệm, trình độ.

- Là những VĐV trẻ, Phương Trâm và Cẩm Hiền có thể trồi sụt về phong độ, chưa có thành tích sớm và chưa thể tạo ra “cơn bão truyền thông” như lứa U19 HAGL trước đây, ông nghĩ sao về điều này?

Chi phi dao tao hoc vien NutiFood JMG TP.HCM la 1 trieu do anh 4
Phương Trâm được tài trợ tập huấn nước ngoài trị giá 2 tỷ mỗi năm.

"NutiFood muốn chung tay đào tạo các mầm non tài năng trở thành ngôi sao xuất sắc, có đạo đức và là niềm cảm hứng cho giới trẻ trong tương lai, là niềm tự hào của dân tộc khi ra đấu trường quốc tế",

ông Lê Nguyên Hòa

- Phương Trâm và Cẩm Hiền là hai VĐV đầu tiên chúng tôi đầu tư trong dự án Học viện tài năng, với mục tiêu phát hiện, tạo điều kiện cho các mầm non có năng khiếu đặc biệt trở thành ngôi sao thể thao trong tương lai. Do đó, vấn đề quảng bá thương hiệu không quan trọng, mà đây là trách nhiệm xã hội và mong muốn đào tạo những nhân tài xuất chúng cho đất nước của chúng tôi.

- Nhiều người cho rằng chưa thấy Học viện NutiFood JMG TP.HCM có đầu ra, ông có thể cho biết phương châm hoạt động của học viện?

- Mục tiêu của học viện vẫn là đào tạo tài năng cho bóng đá Việt Nam, đặt ở địa phương nào sẽ ưu tiên hỗ trợ cho địa phương đó, không đặt vấn đề đào tạo để sử dụng hay chuyển nhượng. Các em có thể thi đấu ở bất cứ đội bóng nào ở trong nước, hoặc tùy theo năng lực có thể chơi bóng ở nước ngoài. Chúng tôi không đặt vấn đề kinh doanh ở đây.

Một ngày ăn tập của cầu thủ nhí tại Học viện JMG TP.HCM Không chỉ được đào tạo bài bản về bóng đá, các cầu thủ nhí thuộc Học viện NutiFood JMG TP.HCM còn dành phần lớn thời gian học văn hóa và có những tài lẻ bất ngờ.

- Sắp tới, học viện sẽ tuyển sinh khóa II vào ngày 3-4/6, ông có thể cho biết số lượng học viên sẽ tuyển chọn ở khóa này?

- Số lượng học viên được tuyển không thể biết trước, vì phụ thuộc vào đánh giá và quy định của các chuyên gia JMG toàn cầu. Chỉ các em đủ tiêu chuẩn mới được họ tuyển chọn, chúng tôi có muốn đầu vào với số lượng lớn cũng không được.

Đồng đội cũ của Zidane sẽ dạy né 'tiểu xảo' cho cầu thủ nhí Nutifood JMG

Ông Franck Durix, người từng thi đấu cùng Zidane từ năm 1989 đến 1992 cam kết sẽ dạy cầu thủ nhí ở Học viện NutiFood JMG cách né tiểu xảo trước khi ra thi đấu ở V.League.

Tường Anh - Quý Sáng (Thực hiện)

Ảnh: Tùng Lê

Bạn có thể quan tâm