Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Chi hơn 9.600 tỷ đồng để bình ổn giá xăng dầu năm 2021

Trong quý cuối năm 2021, quỹ bình ổn giá xăng dầu đã phải chi ra gần 667 tỷ đồng, nâng tổng số tiền đã sử dụng để bình ổn giá mặt hàng này trong năm vừa qua vượt mức 9.600 tỷ.

Bộ Tài chính vừa có báo cáo về tình hình trích lập, sử dụng và lãi phát sinh trên số dư Quỹ bình ổn giá xăng dầu quý IV/2021.

Theo số liệu của cơ quan quản lý, tính đến cuối tháng 12/2021, tổng số dư quỹ bình ổn giá xăng dầu là gần 899 tỷ đồng, tăng 75 tỷ so với quý liền trước. Tuy nhiên, so với cuối năm 2020, số dư quỹ đến cuối năm 2021 đã giảm hơn 8.336 tỷ.

Trong 3 tháng cuối năm vừa qua, tổng số tiền các nhà bán lẻ xăng dầu trích lập vào quỹ bình ổn giá là 740 tỷ. Ở chiều ngược lại, số tiền quỹ phải chi ra để bình ổn giá mặt hàng thiết yếu này trong quý cũng là gần 667 tỷ đồng.

Lãi phát sinh trên số dư quỹ dương trong quý IV/2021 là 1,8 tỷ đồng, trong khi số lãi phát sinh trên số dư quỹ âm là 138 triệu đồng.

Như vậy, tính trong cả năm 2021, quỹ bình ổn giá xăng dầu đã chi ra hơn 9.626 tỷ đồng để bình ổn giá trong nước, mức chi lớn nhất kể từ khi cơ quan quản lý thống kê số liệu. Trong năm 2020, mức sử dụng quỹ bình ổn giá xăng dầu của các doanh nghiệp chỉ vào khoảng 3.800 tỷ đồng. Trong khi số sử dụng năm 2019 là xấp xỉ 8.000 tỷ đồng.

SỐ DƯ QUỸ BÌNH ỔN GIÁ XĂNG DẦU HÀNG QUÝ
Nguồn: Bộ Tài chính; Tổng hợp
NhãnI/2018IIIIIIVI/2019IIIIIIVI/2020IIIIIIVI/2021IIIIIIV
Số dư quỹ BOG xăng dầu tỷ đồng 4526381230393504-621-500201927804958998210049923553401123824899

Cũng trong năm vừa qua, tổng số tiền các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu trích lập vào quỹ chỉ là hơn 1.304 tỷ đồng.

Việc ghi nhận mức tăng 75 tỷ đồng trong quý cuối năm vừa qua cũng chấm dứt chuỗi 4 quý suy giảm liên tiếp của số dư quỹ bình ổn giá xăng dầu trong nước.

Trước đó, số dư quỹ từng đạt đỉnh hơn 10.000 tỷ vào cuối quý III/2020 khi giá dầu thế giới giảm mạnh kéo theo giá các mặt hàng xăng dầu trong nước giảm theo. Tuy nhiên, sau giai đoạn này, giá các mặt hàng xăng dầu đã liên tục tăng cao khiến số tiền quỹ bình ổn giá phải chi ra lớn hơn số tiền các doanh nghiệp trích lập hàng quý.

Theo liên Bộ Tài chính - Công Thương, trong kỳ điều chỉnh giá xăng dầu gần nhất vào chiều 21/2 vừa qua, giá các mặt hàng thiết yếu này đã tăng lên mức cao nhất trong lịch sử.

Trong đó, giá xăng E5 RON 92 đã tăng 961 đồng/lít trong kỳ điều chỉnh này, hiện bán lẻ cao nhất ở 25.531 đồng/lít. Tương tự, giá xăng RON 95 cũng điều chỉnh tăng 965 đồng/lít, hiện bán ra ở 26.285 đồng/lít.

Đây đã là lần thứ năm liên tiếp giá xăng trong nước được điều chỉnh tăng và là đợt tăng thứ 4 trong năm 2022.

Không chỉ xăng, giá các mặt hàng dầu tại kỳ điều hành lần này cũng được điều chỉnh tăng đáng kể. Trong đó, giá bán đối với mặt hàng dầu diesel lên 20.800 đồng/lít; dầu hỏa là 19.500 đồng/lít và dầu mazut là 17.930 đồng/kg.

Ở kỳ điều chỉnh lần này, liên Bộ Tài chính - Công Thương trích quỹ bình ổn với dầu mazut 300 đồng/kg. Trong khi đó, liên Bộ chi sử dụng quỹ bình ổn đối với xăng E5 RON 92 ở mức 250 đồng/lít, RON 95 là 100 đồng/lít và dầu diesel là 400 đồng/lít.

Từ đầu năm đến nay, liên bộ Công Thương - Tài chính cho biết vẫn liên tục chi mạnh quỹ bình ổn giá để kiềm chế mức tăng giá xăng dầu trong nước.

Hiện giá xăng liên tục tăng cao trong bối cảnh thị trường nguồn cung trong nước đang có nhiều biến động khi các đại lý, doanh nghiệp kinh doanh mặt hàng này đều than khó nhập hàng và mức chiết khấu giảm mạnh, nhiều nơi than lỗ 500-800 đồng/lít.

Giá xăng lên hơn 26.000 đồng/lít, mức cao nhất lịch sử

Từ 15h chiều 21/2, giá xăng E5 RON 92 trong nước tăng 961 đồng/lít lên 25.531 đồng/lít, còn xăng RON 95 tăng 965 đồng/lít lên 26.285 đồng/lít.

Xăng tăng giá kỷ lục, doanh nghiệp vẫn không mặn mà bán

Dù giá đã được điều chỉnh tăng ngày 11/2, tình trạng thiếu xăng, bán nhỏ giọt vẫn xảy ra tại một số nơi. Nhiều đại lý cho biết mức chiết khấu thấp khiến họ không mặn mà bán.

Quang Thắng

Bạn có thể quan tâm