Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Chi Dân có 'giậm chân tại chỗ'?

Không đổi mới âm nhạc, không đầu tư hình ảnh, “Chỉ cần anh giả vờ” là một sản phẩm vừa vặn với Chi Dân. Song, với cách làm MV kiểu này, nam ca sĩ cũng đang “giậm chân tại chỗ”.

Chi Dan giam chan tai cho anh 1

Chỉ cần anh giả vờ là MV mới nhất của Chi Dân, ra mắt ở thời điểm cuộc đua MV sôi động trở lại sau thời gian cách ly xã hội. Sản phẩm được đăng tải gần như cùng thời điểm với các giọng ca như Đức Tuấn, Chi Pu, Cao Thái Sơn.

Về lượt xem/nghe, sau 5 ngày đăng tải, Chỉ cần anh giả vờ đạt 1,7 triệu lượt xem trên mạng. Bản thu của thành phẩm có 1,4 triệu lượt nghe trên Zing MP3. Thành tích này tương đối cao so với mặt bằng chung thị trường nhưng không nổi bật nếu đặt với những sản phẩm trước của Chi Dân.

Dừng ở mức vừa vặn

Chỉ cần anh giả vờ là sáng tác của Nguyễn Bảo Trọng, thuộc dòng pop-ballad. Chi Dân vẫn được biết đến là một ca sĩ có khả năng viết nhạc, đặc biệt là những bản pop với giai điệu truyền thống, vừa vặn với giọng hát và khả năng của chính anh. Song, lần này nam ca sĩ quyết định bắt tay với một nhạc sĩ trẻ.

Nguyễn Bảo Trọng là gương mặt sáng tác còn xa lạ với thị trường. Anh không chuyên trị ballad, dẫn chứng là năm 2019, nam nhạc sĩ từng giới thiệu Triệu lý do, thuộc thể loại R&B với giọng hát của Thiều Bảo Trâm.

Nhưng dù ballad hay R&B, từ Triệu lý do đến Chỉ cần anh giả vờ có thể thấy rõ lối viết nhạc an toàn của Nguyễn Bảo Trọng. Dù còn trẻ, Nguyễn Bảo Trọng viết nhạc theo lối truyền thống thị trường, cũ và không có những sáng tạo mang cá tính âm nhạc riêng biệt.

Ngoài giai điệu, cách viết lời, xây dựng điệp khúc đều thuộc “style” đã phổ biến nhiều năm. Kết hợp cách hòa âm - phối khí ballad an toàn, mặc lòng, ca khúc trở nên rất dễ nghe, chinh phục được một bộ phận khán giả.

Nhưng nếu quan sát Chi Dân đủ một chặng đường, và đặt Chỉ cần anh giả vờ với những ca khúc trước của nam ca sĩ, sản phẩm dù vừa vặn, không có gì đáng bị chê bai nhưng đang có dấu hiệu lặp lại. Lặp lại trong cách làm nhạc và lặp lại trong tinh thần, màu sắc ca khúc, và trong cách xử lý của ca sĩ.

Chi Dan giam chan tai cho anh 2

Chi Dân có nhiều lợi thế để phát triển sự nghiệp, song sản phẩm mới thiếu bứt phá.

Chi Dân thiếu bứt phá sau 7 năm

Chi Dân ở thời điểm mới xuất hiện trên thị trường có những màu sắc âm nhạc giống với đàn anh Đan Trường. Những tương đồng có thể kể đến như màu giọng nam trung, không chắc chắn về kỹ thuật, với kiểu ngân rung và luyến láy rất nhẹ nhàng.

Song, nam ca sĩ vẫn có những giá trị khác biệt khi vừa hát vừa sáng tác. Kiểu nhạc của Chi Dân được đón nhận vì theo đuổi ballad buồn nhưng không lê thê, ngoài ra anh cũng có những ca khúc có tiết tấu vui (như trường hợp 1234), đậm tính giải trí.

Nhưng điểm đáng tiếc là suốt nhiều năm, dù có những ca khúc có lượt nghe tốt nhưng Chi Dân khu biệt mình trong một vùng an toàn trong âm nhạc, điều mà với những lợi thế về ngoại hình, sức trẻ, lượng fan ổn định, anh có thể tiến xa hơn.

Sở hữu giọng nam trung với cách nhả chữ nhẹ nhàng. Song, giọng Chi Dân thiếu ấm áp vì xử lý không tốt âm trầm. Cột hơi không chắc, xuống trầm bị mờ, âm "a" khi hát mang đậm tính địa phương, nghe khá chói. Những yếu điểm về giọng hát, qua thời gian lại chưa được cải thiện để tốt hơn.

Một số ca khúc R&B, Chi Dân hát không ra chất R&B, trong khi những bản ballad của anh lại khá một màu.

Rất khó để tìm thấy những đổi mới hay sáng tạo của Chi Dân trên thị trường, dù ở một góc độ nào đó, xét về lượt nghe, anh cũng đã có bản hit. Nhưng trong danh sách ca khúc ngày một nối dài, vẫn rất khó để định danh cá tính của Chi Dân.

Chi Dan giam chan tai cho anh 3

Chi Dân sở hữu giọng nam trung với lối hát nhẹ nhàng nhưng có những nhược điểm trong xử lý nốt trầm, khiến giọng hát bớt đi sự ấm áp.

Hình ảnh không drama nhưng thiếu ý tưởng

Trong dịp ra sản phẩm lần này, Chi Dân chia sẻ: “Sản phẩm lần này của tôi không nhuộm màu drama mà nó chỉ đơn giản mà một câu chuyện nhẹ nhàng. Tôi nghĩ có khi đây cũng là một món ăn ‘lạ’ khi thị trường có quá nhiều sản phẩm đầy drama, kịch tính. Mãi theo số đông không hẳn là tốt, đôi khi đi ngược lại hay. Không cần cứ phải chiêu trò mới lấy lòng được công chúng”.

Song, thực tế thị trường cho thấy, dù loại MV drama đang bị lạm dụng, không đồng nghĩa những MV đơn giản hơn là sáng tạo, khác biệt.

Ranh giới giữa sự đơn giản, sáng tạo với bí ý tưởng là “một trời một vực”.

Nhạc Việt có những MV “giá rẻ” quay chỉ một cảnh dưới sông với một khung hình duy nhất nhưng gây bão. Giới trong nghề đánh giá đó là sự đắt giá của ý tưởng khác biệt. Tuy nhiên, sự đơn giản của Chỉ cần anh giả vờ không được ghi nhận như một ý tưởng tiên phong hay mới lạ.

Dù bối cảnh là chiếc xe buýt hai tầng nhưng kiểu leo lên một chiếc xe, nhìn ngắm thành phố về đêm và nhớ lại những kỷ niệm với người yêu cũ đã rất cũ kỹ ở nhạc Việt.

Không dưới 5 MV từng thực hiện kiểu này dù cho loại xe khác nhau, ca sĩ khác nhau và ca khúc khác nhau.

MV của Chi Dân do vậy xem khá nhàm chán và không chứng tỏ được là một ý tưởng “lạ” như nam ca sĩ khẳng định. Khi giá trị về ý tưởng hình ảnh gần như không có, lựa chọn chỉ giới thiệu bản thu có lẽ sẽ thuyết phục hơn là một MV.

MV '1-0-2’ của Tùng Dương và cách Trần Lập trở lại

Trong tiếng guitar vơi đầy, vang vọng của Trần Tuấn Hùng, Tùng Dương và Trần Lập đã hòa giọng, theo một cách mà nhạc Việt chưa từng có trước đó.

‘Cú lừa’ của Bích Phương

MV “Một cú lừa” kết thúc bằng một cú twist gây bất ngờ, đúng như tựa đề của ca khúc. Ở góc âm nhạc, bàn tay của producer SlimV cũng giúp Bích Phương có những giá trị khác biệt.

'Si dien' cua B Ray hinh anh

'Sĩ diện' của B Ray

0

Chia sẻ với Tri thức - Znews, B Ray nói việc học trò trở thành quán quân Rap Việt là niềm kiêu hãnh, "sĩ diện" của chính anh, và nam rapper sẽ tự hào đến hết cuộc đời.

Quang Đức

Đồ họa: Minh Hồng

Bạn có thể quan tâm