Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Chế độ đa thê của khỉ đột

Đa phần khỉ đột sống theo bầy nhỏ, gồm một con đực và vài con cái, cùng con của chúng. Nhiều loài trong bộ Linh trưởng đều có hình thức sinh sản theo chế độ giao phối hỗn tạp.

Khỉ đột rất giống với con người, cả hai loài cùng được phân loại chung vào lớp động vật có vú, bộ Linh trưởng, họ Người, phân họ Người.

Bộ gen của hai loài chỉ khác nhau dưới 2%, nếu so sánh mối liên quan giữa các loài khỉ khác thì người và khỉ đột Gorilla có mức độ tương đồng cao nhất.

Khỉ đột cũng giống như con người ở khả năng dự đoán suy nghĩ của đối phương và hành động. Trong bộ Linh trưởng thì ngoài con người ra chỉ có khỉ đột, tinh tinh, vượn Bonobo và đười ươi là có khả năng này mà thôi.

Đa phần khỉ đột sống theo bầy nhỏ với chế độ đa thê, gồm một con đực và vài con cái, cùng con của chúng.

Đối với các bầy khác, về cơ bản chúng sẽ xem như là kẻ địch, nhưng luôn cố gắng né tránh những cuộc chạm trán vũ lực. Nếu có đấu đá thì cũng chỉ trong trường hợp tranh giành con cái, với điều kiện là con cái đang còn phân vân chưa biết chọn ai, còn một khi “cô dâu” đã tỏ ý chọn được anh hợp nhãn rồi thì xem như mọi chuyện ngã ngũ.

khi dot anh 1

Khỉ đột thường sống theo bầy đàn nhỏ. Ảnh: Gizmodo/ GenK.

Trong các loài trong bộ Linh trưởng thì khỉ đột có tinh hoàn nhỏ nhất, có ý kiến cho rằng đây là một căn cứ cho thấy khả năng tư duy lý tính của loài này cao.

Thật ra kích thước của tinh hoàn khác nhau tùy vào hình thức sinh sản. Tinh tinh là loài giao phối hỗn tạp, hay còn được gọi đùa là “lang chạ”. Chúng có khả năng giao phối nhiều gấp 100 lần so với khỉ đột, nên cần phải có lượng tinh trùng nhiều hơn hẳn đối phương mới cạnh tranh nổi, đó là lý do chúng có tinh hoàn rất lớn.

Còn khỉ đột thì lại khác, các con đực tranh đấu với nhau xong xuôi thì nàng khỉ mới chịu động phòng [...]. Chính vì vậy mà con đực không cần thiết phải có một lượng tinh trùng quá khủng, dẫn đến tinh hoàn của chúng cũng không cần quá lớn.

Kích thước tinh hoàn của con người ở khoảng giữa kích thước tinh hoàn của tinh tinh và khỉ đột.

Trên thế giới loài người hiện nay, đa phần quốc gia đều quy định chế độ một vợ một chồng, nhưng theo các kết quả nghiên cứu khoa học thì đa phần loài khác trong bộ Linh trưởng đều có hình thức sinh sản theo chế độ đa thê hay giao phối hỗn tạp.

Chúng ta quay trở lại câu chuyện chính nào.

Có lẽ vì khỉ đột theo hình thức giao phối khá rõ ràng, chặt chẽ, nên biết rõ đâu là con ruột mình, đâu là con hàng xóm. Vì vậy, đa phần ông bố khỉ đột rất thương yêu con cái.

Mẹ khỉ đột sau khi cai sữa cho con xong sẽ đem con đến để trước mặt bố khỉ đột rồi bỏ đi, lúc đầu khỉ đột con còn sợ sệt, nhưng sau đó mau chóng hòa vào anh em trong bầy. Còn bố khỉ đột sẽ trông nom, bảo vệ, nếu thấy các con cãi vã nhau, bố khỉ đột sẽ can thiệp, ôm ấp, vỗ về và chơi cùng các con.

Nhờ vậy, khỉ đột con dần dần tin tưởng bố khỉ đột và thừa nhận đó là bố của mình.

Vì vậy khi khỉ đột con lớn lên sẽ không có tình trạng xua đuổi hay ra tay bạo lực với người bố đã nuôi dưỡng mình. Nói chung nhờ khả năng chăm sóc, nuôi dạy con cái mà khỉ đột đực thể hiện bản lĩnh của một người thủ lĩnh, dẫn dắt bầy đàn của mình.

Bài học mà khỉ đột dạy cho chúng ta là “để giữ được vị thế trong gia đình, thì cần phải chuyên tâm vào việc nuôi dạy con cái”.

Haro Asou và Kaori Shinohara / NXB Trẻ

SÁCH HAY