Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Chạy thoát Taliban, người Afghanistan sẽ đi về đâu?

Trước làn sóng tháo chạy vội vã của người dân Afghanistan sau khi Taliban lên nắm quyền, việc những người này sẽ đi đâu về đâu đang là câu hỏi tiếp theo được đặt ra.

Sau khi Taliban bao vây thủ đô Kabul hôm 15/8, hàng nghìn người Afghanistan đổ xô đến sân bay quốc tế Hamid Karzai để chuẩn bị cho một cuộc chạy trốn khỏi đất nước. Nguy cơ bất ổn gia tăng tại Afghanistan thúc đẩy một làn sóng di tản của người dân, đặc biệt là những người có liên quan tới sự hiện diện quân sự của phương Tây tại đất nước này.

Tình trạng nôn nóng, sợ hãi hoặc thậm chí là mất kiểm soát của một số người dân đã khiến sân bay Kabul trở nên hỗn loạn, chen chúc.

Ít nhất 12.000 người đã được sơ tán qua sân bay Kabul kể từ khi bắt đầu nỗ lực giải cứu vào 15/8. Nhóm này gồm các các nhân viên chính phủ phương Tây và nhân viên tổ chức cứu trợ.

Bên cạnh đó, cuộc di tản này còn có người dân Afghanistan đã làm việc với chính phủ phương Tây hoặc các cơ quan của họ, cũng như những người được coi là có rủi ro đặc biệt do tính chất công việc, chẳng hạn nhà báo, phiên dịch hoặc các nhà hoạt động, theo Guardian.

diem den cho nguoi ti nan Afghanistan anh 1

Tình trạng hỗn loạn tại sân bay của thủ đô Kabul. Ảnh: Al Jazeera.

Những quốc gia hứa sẽ tiếp nhận

Mỹ đã cam kết chào đón 10.000 người từ Afghanistan, trong khi Australia sẽ tiếp nhận 3.000 người theo một chương trình hiện tại.

Tháng trước, Tajikistan cho biết họ đã sẵn sàng cung cấp nơi trú ngụ cho 100.000 người di tản từ quốc gia láng giềng.

Hầu hết quốc gia châu Âu đã miễn cưỡng cam kết tiếp nhận một số lượng nhất định người tị nạn Afghanistan, ngoài những người đã hợp tác với các cơ quan của họ, trong bối cảnh lo ngại về cuộc khủng hoảng người tị nạn năm 2015 sẽ tái diễn.

diem den cho nguoi ti nan Afghanistan anh 2

Người Afghanistan tiếp tục chờ đợi xung quanh sân bay quốc tế Kabul khi họ cố gắng rời khỏi thủ đô Afghanistan vào 20/8. Ảnh: Guardian.

Thủ tướng Đức Angela Merkel nói với người trong đảng rằng Đức sẽ cần tiếp nhận khoảng 10.000 người đang đối diện với nguy hiểm từ Afghanistan. Đồng thời, bà nhấn mạnh phần lớn người tị nạn sẽ phải trú ngụ ở các nước láng giềng.

Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ, Recep Tayyip Erdogan, đã yêu cầu Liên minh châu Âu tuân thủ các thỏa thuận trước đây về người di cư và tị nạn, đồng thời viện trợ các nước láng giềng.

Đề cập đến một thỏa thuận năm 2016, theo đó những người di cư "bất thường" đổ bộ vào EU có thể được đưa trở lại Thổ Nhĩ Kỳ để đổi lấy viện trợ, ông Erdogan kêu gọi các nước láng giềng của mình "chân thành thực hiện các cam kết".

Ông Erdogan cho biết vì lo ngại lượng người đến từ Afghanistan tăng lên, Brussels nên hỗ trợ các nước láng giềng như Iran để đối phó với bất kỳ làn sóng di cư lớn nào.

"Một làn sóng di cư mới là không thể tránh khỏi nếu các biện pháp cần thiết không được thực hiện ở Afghanistan và Iran", ông Erdogan nói với Thủ tướng Hy Lạp, Kyriakos Mitsotakis.

Phía Hy Lạp cho biết họ có thể gửi những người Afghanistan đang đến bờ biển của đất nước này trở lại Thổ Nhĩ Kỳ, quốc gia được coi là "an toàn" cho người di cư.

Anh đã công bố một kế hoạch định cư có thể cung cấp nơi cư trú cho 20.000 người tị nạn Afghanistan trong những năm tới, với trọng tâm là phụ nữ, trẻ em và các nhóm tôn giáo thiểu số.

Canada cũng cam kết sẽ hỗ trợ với số lượng tương tự.

Một số người Afghanistan, chủ yếu là dân thường đã từng làm việc với các phái bộ của Mỹ hoặc quốc tế tại nước này, sẽ được tạm trú ở Albania, Kosovo hoặc Bắc Macedonia trong khi thị thực Mỹ của họ đang được xử lý.

Sẽ có khủng hoảng di cư tiếp theo

Việc Taliban nắm quyền làm dấy lên lo ngại về làn sóng người Afghanistan tháo chạy khỏi đất nước, và sự tái diễn của cuộc khủng hoảng di cư vào năm 2015 - khi hơn một triệu người đến châu Âu xin tị nạn.

Cuộc khủng hoảng này khiến các quốc gia phải vật lộn để tìm cách đối phó với dòng người nhập cư, đồng thời gây ra sự chia rẽ trong nội bộ EU về cách tốt nhất để đối phó với vấn đề này, theo BBC.

diem den cho nguoi ti nan Afghanistan anh 3

Nhiều người quan ngại về viễn cảnh của một cuộc khủng hoảng nhập cư trước làn sóng người dân tháo chạy khỏi Afghanistan. Ảnh: United Nations.

Cao ủy Liên Hợp Quốc về người tị nạn cho biết hơn 550.000 người Afghanistan phải di tản đến các địa điểm khác trong nước kể từ tháng 1. Khoảng 300.000 người trong số đó đã rời bỏ nhà cửa do tình hình an ninh xấu đi trong tuần qua.

Nhưng cho đến nay vẫn chưa có cuộc di cư đáng chú ý nào của người dân ra khỏi Afghanistan, đất nước đã bị chiến tranh tàn phá trong hàng thập kỷ.

Với việc Taliban đóng cửa các điểm biên giới quan trọng, Pakistan gần đây đã thắt chặt biên giới với Afghanistan và Thổ Nhĩ Kỳ - vốn là nơi sinh sống của một cộng đồng lớn người tị nạn - sẽ rất khó cho người Afghanistan tìm đường thoát thân.

Các cuộc đàn áp tiếp theo của Taliban, hạn hán và sự bùng phát của đại dịch Covid-19 có thể sẽ làm thay đổi tình hình trong những tháng tới.

Người Afghanistan phản đối Taliban nắm quyền Khi các cuộc biểu tình của người dân Afghanistan lan rộng, Taliban phải đối mặt với những thách thức ngày càng lớn trong tham vọng điều hành đất nước.

Ông Biden: Sơ tán người khỏi Kabul là cuộc không vận phức tạp

Tổng thống Joe Biden nói Mỹ có “tiến triển quan trọng” trong chiến dịch sơ tán tại Afghanistan, với khoảng 13.000 người được đưa rời khỏi nước này kể từ ngày 14/8.

Nhân viên bảo vệ Đại sứ quán Anh ở Kabul sẽ được sơ tán

Hơn 100 nhân viên bảo vệ Đại sứ quán Anh ở Kabul sẽ được sơ tán khỏi Afghanistan bất chấp những lùm xùm với chủ lao động của họ, Guardian dẫn lời một quan chức Anh cho biết.

Vân Đinh

Bạn có thể quan tâm