Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Chạy đua ‘siêu ứng dụng’, Grab chọn chất hay lượng?

Trong cuộc đua “siêu ứng dụng” tại Việt Nam, giữa lượng và chất, Grab đang chọn chiến lược nào để khẳng định vị thế?

Sự lớn mạnh của các siêu ứng dụng trên khắp châu Á đã trở thành nguồn động lực lẫn bài học kinh nghiệm vững chắc để các công ty công nghệ triển khai mô hình này tại Việt Nam. Grab cũng là một trong những đơn vị tiên phong tạo nên xu hướng siêu ứng dụng tại thị trường nội địa.

Trong thế trận ấy, không ít ứng dụng nỗ lực giành lợi thế bằng cách “vung" tất cả tiềm lực để cung cấp dịch vụ nhiều nhất có thể. Ở khía cạnh ngược lại, thay vì mải miết ra mắt thêm những dịch vụ mới, một số ứng dụng chọn hướng đi tập trung nâng cao chất lượng của một hoặc một vài dịch vụ nhất định để thực sự trở thành “chuyên gia” trong lĩnh vực ấy. Bước đi này không tạo ưu thế về bề rộng nhưng lại tạo độ sâu, giúp các “siêu ứng dụng” chiếm ưu thế từng mặt trận riêng lẻ trên thị trường.

Trong bối cảnh sự cạnh tranh giữa các siêu ứng dụng ngày càng trở nên gay gắt tại Việt Nam, Grab đang nghiêng về bên nào trên bàn cân chất - lượng?

ung dung anh 1
Giữa chất và lượng, Grab đang chọn hướng đi nào?

Thực tế cho thấy, nhu cầu của khách hàng về các dịch vụ thiết yếu hàng ngày đang trở nên “khó chiều" hơn. Được đáp ứng các dịch vụ đa dạng, bước tiếp theo trong tháp nhu cầu của người dùng là yếu tố về chất lượng như thêm nhiều ưu đãi về giá, thao tác liền mạch, tiết kiệm thời gian và công sức... Chiến thuật thu hút người dùng của các siêu ứng dụng theo đó cũng phải đáp ứng được các tiêu chí này.

Xuất phát từ ứng dụng đặt xe, Grab chọn hướng đi đa dạng hoá hệ sinh thái bằng cách cung cấp hàng loạt dịch vụ đa dạng gồm giao nhận đồ ăn, giao hàng, dịch vụ thanh toán thông qua ví điện tử Moca, dịch vụ liên kết đặt phòng khách sạn kèm theo GrabRewards để giữ chân người dùng qua hình thức tích điểm thưởng sau mỗi lần sử dụng dịch vụ. Việc sở hữu một hệ sinh thái đa dạng về lượng đang giúp hãng này tạo được lợi thế về số lượng trong cuộc chơi “siêu ứng dụng”.

Cùng với sự mở rộng dịch vụ, Grab cũng khẳng định vị thế về chất lượng trong từng mảng dịch vụ mà hãng triển khai thông qua các con số nổi bật. Ở mảng đặt xe, Grab vẫn là lựa chọn phổ biến của người Việt. Xét về dịch vụ giao nhận thức ăn, GrabFood được 87% người Việt lựa chọn là lựa chọn giao nhận thức ăn sử dụng thường xuyên nhất theo khảo sát vào tháng 8/2019 của Kantar. GrabExpress cũng đang chiếm ưu thế khi tận dụng được mạng lưới tài xế GrabBike đông đảo. Tất cả dịch vụ này đều có thể thanh toán dễ dàng với ví điện tử Moca ngay trên ứng dụng.

ung dung anh 2
Tận dụng lợi thế hệ sinh thái, Grab triển khai Gói Hội viên giúp người dùng tiết kiệm thông minh.

Giải được bài toán chất và lượng, Grab mới đây còn bổ sung vào hệ sinh thái Gói Hội viên đi kèm với lợi ích hấp dẫn: tiết kiệm thông minh lên đến 50%. Tương tự việc sử dụng thuê bao điện thoại trả trước, Grab phát triển các gói dịch vụ đa dạng cho nhiều nhu cầu sử dụng như gói tổng hợp (GrabBike, GrabCar, GrabFood); gói di chuyển GrabBike, GrabCar; gói giao hàng GrabExpress với mức giá tiết kiệm lên đến 50% so với giá trị thực của gói.

Phân tích khía cạnh “tiết kiệm thông minh”, Gói Hội viên giúp người dùng thoải mái sử dụng các dịch vụ không thể thiếu hàng ngày với giá chỉ phân nửa, thay vì phải tiết kiệm một cách “thủ công” dè sẻn. Được chi trả thông qua ví điện tử Moca và sử dụng theo hình thức mã ưu đãi, Gói Hội viên cũng giúp gia tăng trải nghiệm liền mạch và tiện lợi cho người dùng.

Nhìn từ trường hợp của Grab, có thể thấy dù lượng hay chất, nước đi nào cũng có những ưu thế riêng. Thế nhưng không thể phủ nhận rằng, khi một “siêu ứng dụng” đã có sẵn bàn đạp về lượng với sự đa dạng về dịch vụ trong hệ sinh thái, cộng hưởng thêm những bước đi thông minh để củng cố về chất, sẽ giúp ứng dụng ấy làm chủ cuộc chơi.


Giang Quốc Hoàng

Bạn có thể quan tâm