Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Châu Á sạch bóng sau vòng bảng: Vì sao nên nỗi?

Thất bại của Hàn Quốc đã chấm dứt hy vọng cuối cùng của châu Á, lần đầu tiên kể từ World Cup 2006 vòng 1/16 sẽ sạch bóng các đại diện châu Á.

Bốn đội bóng châu Á đều đã có 1 chiến dịch World Cup thảm bại. Họ chơi tổng cộng 12 trận với thành tích hòa 3, thua 9, không đội nào giành được 1 chiến thắng. Đây là thành tích tệ hại nhất của bóng đá châu Á trong vài mùa World Cup trở lại đây. Cá biệt Australia còn trắng tay ra về. Hàn Quốc, Nhật Bản và Iran an ủi hơn với mỗi đội 1 điểm.

Nụ cười tươi rói trở lại với fan Tây Ban Nha và Australia

Chiến thắng 3-0 của TBN ở loạt trận cuối giúp fan của họ tìm lại nụ cười. Trong khi người hâm mộ Australia có quyền hài lòng với màn trình diễn của đội tuyển tại kỳ World Cup này.

Australia và Iran không may rơi vào 1 bảng đấu mà dường như họ đều biết trước được vận mệnh của mình sẽ ra sao. Hà Lan, Tây Ban Nha, Chile đều là những đối thủ vượt quá tầm người Úc, và việc họ thất bại cả 3 trận cũng không có gì khó giải thích. Tương tự Australia, Iran chẳng thể làm được tốt hơn trong bảng đấu có sự xuất hiện của Argentina, Bosnia và Nigieria vốn gồm rất nhiều cầu thủ đang là trụ cột ở các CLB lớn của châu Âu.

Australia rời World Cup mà không giành nổi 1 điểm. Ảnh: Getty Images.

Nếu thất bại của Australia và Iran còn có thể biện minh được thì màn trình diễn kém cỏi của Hàn Quốc và Nhật Bản lại vô cùng đáng trách. Hai đội đồng chủ nhà World Cup 2002 đều may mắn nằm ở bảng đấu tương đối dễ thở. Tuy nhiên, hai đại diện Đông Á đều gây thất vọng não nề khi mỗi đội chỉ giành được duy nhất 1 điểm.

Làn sóng cầu thủ mang quốc tịch Nhật - Hàn di cư sang châu Âu ngày một gia tăng, song hiếm ai trong số họ là những trụ cột thường xuyên được ra sân mỗi tuần. Đa số những bản hợp đồng ấy mang tính chất thương mại nhiều hơn là chuyên môn.

Số ít người được ra sân đều đặn thì lại ở 1 đẳng cấp cao hơn so với những thành viên còn lại khi tập trung dưới cùng màu cờ sắc áo. Điều đó khiến sợi dây liên kết giữa cả đội bóng trở nên lỏng lẻo. Chưa kể việc thay đổi tư duy chơi bóng trong thời gian ngắn cũng làm vấn đề trở nên phức tạp hơn. So với các đội bóng Nam Mỹ, châu Âu hay thậm chí châu Phi và Bắc Mỹ, các ĐT châu Á vẫn ở 1 tầm đẳng cấp thấp hơn.

Nằm ở bảng đấu không quá khó, nhưng Nhật Bản cũng không thể giành vé đi tiếp. Ảnh: Getty Images.

Thất bại này là bài học quý giá cho những người làm bóng đá châu Á. Chủ tịch AFC Shaikh Salman bin Ebrahim Al Khalifa nói rằng "Châu Á phải chấp nhận sự thật là mình còn nhiều khiếm khuyết. Chúng tôi cần phải nâng tầm cho mình lên một mức cao hơn". Hy vọng 4 năm nữa ở Nga người hâm mộ sẽ lại đươc chứng kiến hình ảnh hào hùng của bóng đá châu Á, như những gì Hàn Quốc đã từng có 12 năm về trước.

Nhật Bản 1-4 Colombia (KT): Samurai sấp mặt rời World Cup

Ở vào tình thế buộc phải thắng, Nhật Bản đã không thể làm nên điều thần kỳ trước lối chơi phòng ngự phản công quá sắc sảo của Colombia.

Linh Trần

Bạn có thể quan tâm