Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Sự việc khiến ChatGPT bị nghi ngờ ở Trung Quốc

Sự việc khiến người dùng lo lắng về khả năng của ChatGPT. Công cụ này có thể bị lợi dụng để lan truyền tin giả, sai sự thật một cách tinh vi.

ChatGPT gây lo ngại vì khả năng sáng tạo nội dung vô hạn của mình. Ảnh: Phương Lâm.

Một ngày tháng 2 ở thành phố Hàng Châu, tỉnh Chiết Giang, Trung Quốc, một thông báo được lan truyền trên mạng đã gây xôn xao dư luận khi tuyên bố sẽ chấm dứt quy định phân bổ không gian đường bộ từ ngày 1/3. Chính sách này cấm người dân không được lưu thông qua một số đoạn đường nhất định, đặc biệt vào giờ cao điểm thông qua biển số xe.

Thông báo này đã nêu ra 3 lý do gỡ bỏ lệnh cấm và khẳng định rằng: “Mặc dù là chính sách giảm thiểu ùn tắc giao thông đã được áp dụng từ năm 2006, nó vẫn gây ra không ít bất tiện cho cộng đồng”. Trước đó, chính quyền thành phố Hàng Châu đã hoãn quy định phân bổ không gian đường bộ từ tháng 12/2022 nhưng cho biết sẽ áp dụng lại vào tháng 2/2023.

Vì vậy, thông báo chính phủ này được không ít người dân quan tâm. Song, đến khi các trang báo địa phương vào cuộc, họ mới biết rằng đây chỉ là một thông báo giả, được tạo ra bởi ChatGPT, chatbot AI nổi tiếng dạo gần đây.

Hôm 17/2, Đài phát thanh Nhân dân thành phố Hàng Châu nói rằng địa chỉ truy cập của người tung thông báo gây hoang mang dư luận nằm ở một khu dân cư. Người này đã yêu cầu ChatGPT viết một bài báo về việc gỡ bỏ quy định phân phối lưu thông đường bộ tại Trung Quốc. Anh đã ghi lại, lưu trữ toàn bộ quá trình và chia sẻ ảnh chụp màn hình phản hồi của ChatGPT lên WeChat.

“Hiện chính quyền thành phố vẫn chưa có bất kỳ thông báo gì về thay đổi chính sách”, Đài phát thanh thành phố khẳng định. Đồng thời, người tung tin giả cũng xin lỗi đến toàn bộ người dân thành phố và những người trong nhóm WeChat mà anh đã chia sẻ màn hình.

ChatGPT tin gia anh 1

Thông cáo giả do ChatGPT gây hoang mang dư luận. Ảnh: Weixin.

Theo Sixth Tone, sự việc trên đã khiến nhiều người dùng xôn xao trên mạng xã hội. Họ lo ngại về khả năng của những chatbot thông minh như ChatGPT. “Điều đáng sợ là thông báo này lại được viết bởi AI”, trích đoạn một bình luận được nhiều người đồng tình trên Weibo.

Với khả năng tạo ra những câu trả lời như người thật, ChatGPT đã trở thành hiện tượng ở Trung Quốc trong nhiều tuần vừa qua mặc dù vẫn chưa chính thức phát hành ở quốc gia này. Nhiều người đã tìm cách truy cập dịch vụ “chui” hay thậm chí là làm giả, làm nhái ChatGPT để lừa người khác.

Nhưng tiềm năng và công nghệ tân tiến đằng sau ChatGPT đã khiến nhiều chuyên gia pháp lý ở Trung Quốc lo ngại. Họ cảnh báo rằng công cụ này có thể tạo lập nội dung mới dựa trên kho dữ liệu khổng lồ nên có thể sẽ trở thành nguồn phát tán tin đồn, thông tin sai sự thật nếu không có các biện pháp kiểm duyệt cụ thể. Các chuyên gia bày tỏ quan ngại việc quy định pháp chế cụ thể còn nhiều lỗ hổng sẽ khó quản lý những hành vi sai phạm.

“Nội dung được viết bởi công nghệ AI không phải lúc nào cũng đúng và chúng ta cần kiến thức chuyên môn để thẩm định liệu thông tin do ChatGPT đưa ra đã chính xác hay chưa”, Xie Lianjie, luật sư về luật Internet, nói với Sixth Tone.

Những công cụ thông minh như ChatGPT hoàn toàn có thể bị các nhà lập trình cho học những thông tin sai lệch để lan truyền tin giả, truyền bá website lừa đảo, chuyên gia nói thêm.

Theo Sixth Tone, các nhà lập pháp Trung Quốc đã đề ra biện pháp giúp người dân cẩn trọng với những tin đồn, tin sai sự thật trên Internet bằng cách yêu cầu dẫn nguồn với mọi thông tin. Năm 2022, Cục Quản lý Không gian mạng Trung Quốc đã giải quyết 172 triệu trường hợp liên quan đến việc lan truyền tin trái phép và không phù hợp, tăng 3,6% so với năm ngoái.

Xuất bản học thuật phủ nhận tác quyền của ChatGPT

Hiện có một làn sóng lo ngại rằng AI, với những nghiên cứu thiếu sót hay thậm chí bịa đặt, có thể gây nguy hại cho các tài liệu học thuật. Springer-Nature, một đơn vị xuất bản gần 3.000 tạp chí, đã cập nhật chính sách của mình, tuyên bố rằng ChatGPT không thể được liệt kê là tác giả. Nhiều đơn vị xuất bản khác đã thực hiện những cập nhật tương tự.

Công cụ giống ChatGPT của Trung Quốc 'sập' sau vài tiếng ra mắt

Do lưu lượng truy cập quá lớn, nền tảng trò chuyện giống ChatGPT do Trung Quốc phát triển đã dừng phát hành sau vài tiếng ra mắt.

Microsoft 'châm ngòi' cho cuộc chạy đua công nghệ với ChatGPT

Giới công nghệ đang trải qua giai đoạn suy thoái nghiêm trọng nhất vài thập kỷ qua và các lãnh đạo kỳ vọng một kỷ nguyên mới sẽ được xây dựng trên chatbot cùng trí tuệ nhân tạo.

Thúy Liên

Bạn có thể quan tâm