Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Format-Lifestyle

Champions League có hấp dẫn hơn?

Việc bỏ luật bàn thắng trên sân khách ở Champions League vẫn gây ra nhiều tranh cãi sau khi vòng 16 đội khép lại.

Arsenal nhọc nhằn vượt qua Porto khi đối thủ gần như không muốn tấn công.

Không hề ngẫu nhiên khi phải mất 8 năm, vòng knock-out Champions League mới lại chứng kiến loạt đấu luân lưu, kể từ chung kết giải đấu mùa giải 2015/16, khi Real Madrid đánh bại Atletico Madrid 5-3 để lên ngôi vô địch.

Việc LĐBĐ châu Âu (UEFA) bỏ luật bàn thắng sân khách ở Champions League là nguyên nhân lớn khiến hai cặp đấu Arsenal - Porto và Atletico - Inter phải bước vào loạt luân lưu.

Bất cập

Ban đầu, UEFA tin rằng quyết định trên giúp giải đấu hấp dẫn hơn ở vòng loại trực tiếp. Khi luật bàn thắng sân khách còn áp dụng, các đội thường chơi cẩn trọng để tránh bị thủng lưới trên sân nhà và ngược lại.

Tại cuộc đối đầu trên sân Emirates, việc không áp dụng luật bàn thắng sân khách khiến Porto gần như không muốn tấn công. Đại diện Bồ Đào Nha cố tình băm nát trận đấu bằng lối chơi phòng ngự tiêu cực, sử dụng tiểu xảo và câu giờ.

Họ cố gắng bảo toàn lợi thế dẫn trước 1-0 ở trận lượt đi. Ngay cả khi trận đấu bước vào hiệp phụ, Porto cũng không muốn lao lên quá nhiều để kết liễu đối thủ.

Chính vì thế, cuộc đối đầu giữa Arsenal với Porto trở nên kém hấp dẫn trong con mắt cổ động viên trung lập. Ngay cả ở trận lượt đi, "Pháo thủ" cũng không lao lên tấn công bằng mọi giá và hàng công của họ có ngày thi đấu thất vọng.

Liệu việc bỏ luật bàn thắng sân khách có thật sự khuyến khích các CLB Champions League chơi cởi mở hơn ở các trận knock-out? Rất khó để khẳng định điều trên là đúng. Ở lượt đi vòng 16 đội Champions League mùa này, có đến 4 trên 8 đội khách không ghi được bàn nào trên sân đối thủ (Arsenal, Real Sociedad, Bayern, Atletico).

Ngay cả những đội được đánh giá cao hơn đối phương như Dortmund, Real Madrid hay Barcelona cũng chỉ ghi một bàn trên sân khách. Man City là đội duy nhất ghi nhiều bàn trên sân đối thủ (Copenhagen), nhưng đó là bởi họ quá mạnh so với CLB Đan Mạch.

Điều dễ nhận thấy đó là việc bỏ luật bàn thắng trên sân khách khiến các đội bóng giờ không còn quá quyết tâm trong việc ghi bàn khi phải chơi trên sân đối thủ nữa, kể cả các đội mạnh.

Họ tin rằng mình đủ khả năng giải quyết đối thủ ở trận lượt về trên sân nhà. Bayern, Arsenal hay Barca là những minh chứng.

Điểm tích cực

Thậm chí Real Madrid còn chơi chủ động phòng ngự trong cả hai lượt đấu với Leipzig. Điều tương tự cũng xảy ra với Atletico, khi họ chỉ chủ động phòng ngự trong cả trận lượt đi trên sân Inter.

Dẫu vậy, việc bỏ luật bàn thắng trên sân khách không hẳn không có lý. Cặp đấu giữa Atletico và Inter là minh chứng rõ nhất. Nếu luật bàn thắng sân khách còn áp dụng, Inter đã nắm lợi thế lớn sau khi Federico Dimarco ghi bàn mở tỷ số trên sân Atletico ở trận lượt về.

Arsenal anh 1

Inter dù ghi bàn trên sân Atletico vẫn không thể kết liễu đối thủ.

Khi đó, tổng tỷ số sau hai lượt đấu đang là 2-0 nghiêng về Inter, và nếu luật bàn thắng sân khách còn áp dụng, Atletico phải ghi 3 bàn nữa trong thời gian thi đấu chính thức mới có thể vượt qua Inter.

Thực tế, họ chỉ cần hai bàn để kéo mọi thứ vào hiệp phụ. Một số trận đấu ở lượt về vòng 16 đội Champions League mùa này cũng trở nên cởi mở hơn, khi các đội không phải lo về luật bàn thắng sân khách. Ví dụ như các trận Barca thắng Napoli 3-1, hay Bayern hạ Lazio 3-0, Dortmund vượt qua PSV 2-0, Sociedad thua PSG 1-2.

Bên cạnh đó, luật bàn thắng sân khách cũng từng gây ra bất công, với khả năng một đội có thể được chơi thêm hiệp phụ với lợi thế bàn thắng sân khách, trong khi đội kia chỉ có 90 phút.

Dễ thấy nhất đó là ở trận đấu lượt về giữa Arsenal và Porto hôm 13/3. Nếu luật bàn thắng trên sân khách còn áp dụng, "Pháo thủ" sẽ gặp bất lợi lớn khi phải chơi 30 phút hiệp phụ với rủi ro. Trong khi ở lượt đi, Arsenal không có lợi thế này.

Song, có quan điểm cho rằng việc bỏ luật bàn thắng trên sân khách khiến các trận đấu loại trực tiếp trở nên mất đi tính căng thẳng và rượt đuổi.

Đã bao lâu rồi người hâm mộ không còn được chứng kiến những màn lội ngược dòng hay rượt đuổi tỷ số điên rồ như các trận Ajax và Tottenham năm 2019, hay Barca - PSG (2017). Champions League dường như ít những cuộc đối đầu với kịch bản điên rồ hơn.

Arsenal anh 2

Luật bàn thắng sân khách từng giúp tạo ra những màn lội ngược dòng kinh điển trong lịch sử Champions League.

Sự kém hấp dẫn của lượt đi vòng 16 đội Champions League mùa này là minh chứng rõ nhất, khi phần lớn các đội bóng mạnh đều không quá khát khao việc dâng cao đội hình tấn công.

Và thực tế, chẳng có bất ngờ nào lớn xảy ra ở giai đoạn loại trực tiếp Champions League tính đến thời điểm này, khi các đội bóng lớn đều tận dụng tốt lợi thế sân nhà của họ.

Luật bàn thắng trên sân khách từng là liều thuốc giúp tạo ra những cơn địa chấn cho các CLB yếu hơn, giờ chúng không còn nữa. Champions League vì thế sẽ càng ít những "ngựa ô".

Cơ hội để MU lấy vé đặc cách Champions League

Premier League sẽ phải trông chờ nhiều vào màn trình diễn của West Ham trong cuộc đua giành suất dự UEFA Champions League 2024/25.

Nỗi đau khôn nguôi của Lautaro Martinez

Trong tích tắc, mọi thứ sụp đổ với Lautaro Martinez. Bi kịch bóng đá Roberto Baggio trải qua ngày nào hiện ra với tiền đạo người Argentina.

Những cuốn sách nên đọc về Champions League

Mục Thể thao giới thiệu tới độc giả các cuốn sách để hiểu thêm về sự ra đời, tính cạnh tranh và cách Champions League vươn mình trở thành giải đấu danh giá nhất châu Âu.

Tường Linh

Bạn có thể quan tâm