Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

CEO MSB: Sẽ thu về hàng trăm triệu USD từ hợp đồng độc quyền bảo hiểm

Dựa trên tính toán về mức phí trả trước công ty bảo hiểm trả các ngân hàng, MSB kỳ vọng hợp đồng bancassurance độc quyền có thể mang về khoản lợi nhuận lớn ngay trong quý I/2021.

Đây là chia sẻ của ông Nguyễn Hoàng Linh, Tổng giám đốc Ngân hàng MSB trong buổi đối thoại với nhà đầu tư diễn ra chiều nay (16/12).

Cụ thể, với kế hoạch ký hợp đồng độc quyền phân phối bảo hiểm nói trên, vị tổng giám đốc ngân hàng cho biết với 263 chi nhánh trên cả nước và doanh số bán bảo hiểm hàng tháng đạt trên 50 tỷ đồng hiện nay, MSB cũng là “ngôi sao” trong thị trường bancassurance.

Với doanh số bảo hiểm hàng tháng của ngân hàng hiện nay, so sánh tương quan với các ngân hàng đã ký hợp đồng bancassurance độc quyền thời gian qua, việc ký hợp đồng bảo hiểm độc quyền có thể mang lại cho ngân hàng một khoản phí “lót tay” hàng trăm triệu USD.

Kỳ vọng thu hàng trăm triệu USD từ bancassurance độc quyền

Ông Linh cũng cho biết ngân hàng đã đàm phán với một số đối tác bảo hiểm lớn và dự kiến chốt, ký hợp đồng bancassurance độc quyền vào đầu quý I năm sau.

Về tiêu chí chọn đối tác, Tổng giám đốc MSB cho biết ngân hàng đang ưu tiên chọn đối tác nằm trong top 3 về bảo hiểm ở Việt Nam (Manulife, Prudential, Dai-ichi).

“Phải là đối tác có kinh nghiệm về bancassurance và phù hợp thị trường Việt Nam. Mức phí mà công ty bảo hiểm chia sẻ với ngân hàng cũng phải cạnh tranh và hợp lý với chiến lược của ngân hàng vì đây là hợp đồng kéo dài tới 15 năm", ông Linh chia sẻ.

ACB là ngân hàng mới đây đã ký hợp đồng bancassurance độc quyền, ngân hàng có doanh thu bảo hiểm bình quân tháng khoảng 80 tỷ và được chi trả khoản upfront (phí trả cho các hợp đồng hợp tác độc quyền năm đầu tiên) 370 triệu USD (theo VCBS). Với doanh số bán bảo hiểm khoảng 50 tỷ/tháng và đang có xu hướng tăng, MSB kỳ vọng nhận được khoản phí trả trước tương đương tỷ lệ này.

Đặc biệt, ưu điểm của hoạt động bancassurance tại MSB là tỷ lệ duy trì bảo hiểm sang năm thứ 2 đạt tới 82%, trong khi mặt bằng thị trường chỉ khoảng 60%.

GIÁ TRỊ HỢP TÁC MỘT SỐ THƯƠNG VỤ BANCASSURANCE ĐỘC QUYỀN
Nguồn: VCBS
NhãnVietcombank - FWD (2019)ACB - Sun Life (2020)TPBank - Sun Life (2019)Techcombank - Manulife (2017)VIB - Prudential (2015)
Phí trả trước tỷ đồng 9360850018001350750
Số khách hàng tại thời điểm ký kết triệu người 153.62.51.40

Chia sẻ thêm về kế hoạch năm 2021, vị tổng giám đốc cho biết MSB cũng đã lên kế hoạch bán vốn tại công ty con FCCOM – doanh nghiệp phụ trách mảng cho vay tiêu dùng.

Theo đó, ngân hàng đang tìm kiếm đối tác quan tâm tới hoạt động cho vay tiêu dùng và đưa ra 2 phương án lựa chọn hợp tác cho nhà đầu tư.

Trong đó, nếu nhà đầu tư muốn mua đứt FCCOM, MSB sẽ bán 100% vốn sở hữu tại công ty cho vay tiêu dùng này để chuyển giao hoạt động kinh doanh. Trường hợp nhà đầu tư muốn cùng bắt tay với ngân hàng phát triển mảng cho vay tiêu dùng, MSB sẽ bán tối đa 50% vốn công ty con này.

Khi đó, ngân hàng sẽ đứng vai trò cung cấp về thanh khoản, hệ thống công nghệ, tệp khách hàng… để công ty tài chính vận hành.

Theo lãnh đạo MSB, công ty cho vay tiêu dùng này hiện có vốn điều lệ 500 tỷ đồng và được định giá khoảng 1.800-1.900 tỷ đồng. Trường hợp MSB thoái toàn bộ vốn khỏi công ty, doanh thu kỳ vọng mang về có thể đạt 1.200-1.300 tỷ đồng.

Khách hàng lớn mang về 10% lợi nhuận mỗi năm

Về hoạt động kinh doanh, ông Nguyễn Hoàng Linh cho biết kế hoạch của MSB là đạt 170.000 tỷ đồng tổng tài sản vào cuối năm nay, trong đó, tổng dư nợ đạt trên 80.000 tỷ đồng và huy động vốn đạt trên 99.000 tỷ.

Với các chỉ tiêu này, MSB dự kiến lợi nhuận cả năm nay đạt khoảng 2.300-2.400 tỷ đồng, vượt xa kế hoạch đề ra trước đó.

Tổng giám đốc ngân hàng cũng cho biết trong cơ cấu khách hàng hiện nay, ngân hàng có chia nhóm khách hàng doanh nghiệp theo quy mô doanh thu để quản lý hoạt động và thu nhập.

Trong đó, nhóm khách hàng doanh nghiệp lớn (doanh thu trên 500 tỷ/năm) hiện đóng góp khoảng 10% lợi nhuận mỗi năm cho ngân hàng. Như năm 2020, lợi nhuận trước thuế dự kiến đạt khoảng 2.400 tỷ, tương đương nhóm khách hàng doanh nghiệp lớn đóng góp 240 tỷ đồng.

Trong đó, hàng loạt doanh nghiệp lớn trong nhiều ngành đang là khách hàng của MSB như EVN, PVN, Lotte, Hòa Phát, Vietjet, Bamboo Airways, Daikin, Hòa Bình, Coteccons…

LỢI NHUẬN TRƯỚC THUẾ HÀNG NĂM CỦA MSB

Nhãn2014201520162017201820192020KH
LNTT tỷ đồng 162158164164105312882400

Bên cạnh nhóm khách hàng lớn đóng góp đều đặn doanh thu và lợi nhuận hàng năm, MSB hiện cũng nằm trong top 5 ngân hàng có tỷ lệ CASA (tiền gửi không kỳ hạn) cao nhất thị trường, đạt xấp xỉ 23% tổng tiền gửi.

“Lượng tiền gửi giá rẻ này góp phần giúp hoạt động của ngân hàng hiệu quả hơn. Với chi phí vốn rẻ, ngân hàng có thể đưa ra các sản phẩm cho vay cạnh tranh. Đây cũng là lý do lãi suất huy động trên thị trường của MSB luôn nằm trong nhóm thấp của hệ thống”, ông Linh chia sẻ thêm.

Về con số thực tế, lượng tiền gửi không kỳ hạn tại MSB đến cuối tháng 9 vào khoảng 18.000 tỷ đồng và dự kiến đạt 20.000 tỷ đồng vào cuối năm nay, chiếm 23% tổng tiền gửi.

Trong kế hoạch năm 2021, MSB cũng dự kiến thực hiện song song việc số hóa hoạt động ngân hàng truyền thống và phát triển ngân hàng số một cách độc lập.

“Ngân hàng số sẽ vận hành trong ngân hàng MSB nhưng độc lập 90% với hệ thống corebanking riêng, đến cuối ngày, hai hệ thống core mới tương tác với nhau”, ông Linh thông tin.

Theo kỳ vọng của lãnh đạo ngân hàng, việc song song số hóa ngân hàng truyền thống và phát triển ngân hàng số có thể mở rộng tệp khách hàng của ngân hàng thêm khoảng 2 triệu khách/năm trong những năm tiếp theo.

Tuy nhiên, việc phát triển song song ngân hàng số ước tính cũng tiêu tốn của ngân hàng khoản chi phí 100 tỷ đồng trong năm đầu tiên (2021) và trung bình khoảng 150-200 tỷ đồng trong 4 năm tiếp theo.

Hơn 1,175 tỷ cổ phiếu MSB của Ngân hàng TMCP Hàng hải Việt Nam (MSB) sẽ niêm yết trên sàn HoSE từ ngày 23/12. Giá tham chiếu trong ngày giao dịch đầu tiên là 15.000 đồng/cổ phiếu, tương ứng mức định giá chào sàn của ngân hàng này đạt hơn 17.625 tỷ đồng.

Với biên độ dao động phiên đầu là +/-20%, vốn hóa tối đa MSB có thể đạt được trong phiên giao dịch đầu tiên là hơn 21.000 tỷ đồng và vốn hóa tối thiểu có thể đạt là 14.100 tỷ đồng.

MSB được chấp thuận niêm yết trên HoSE

Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM (HoSE) đã có văn bản chấp thuận niêm yết cổ phiếu cho MSB, với số lượng 1,175 tỷ cổ phiếu, tương đương vốn điều lệ 11.750 tỷ đồng.

Quang Thắng

Bạn có thể quan tâm