Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Cây tỷ đô bị hắt hủi

Là một trong 10 sản phẩm nông sản xuất khẩu chủ lực của Việt Nam, cây sắn vẫn đang bị hắt hủi khi gần như trống chính sách và năng suất, canh tác, sản xuất sâu hạn chế.

Tại hội nghị phát triển cây sắn bền vững do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN-PTNT) tổ chức diễn ra hôm qua (18/5), nhiều ý kiến từ các địa phương, DN, hiệp hội đã bày tỏ sự ái ngại về thực trạng ngành sản xuất sắn. 

Theo số liệu của Bộ Công Thương, năm 2014, kim ngạch xuất khẩu sắn của Việt Nam đạt trên 1,14 tỷ USD, đứng thứ 2 thế giới (sau Thái Lan). Với tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu trên 8,4%, đến năm 2014, sắn đã trở thành cây trồng chủ lực của nước ta. 

Những tháng đầu năm 2014, xuất khẩu sắn tiếp tục ghi nhận những tín hiệu tích cực với kim ngạch quý I/2015 đạt 1,37 triệu tấn, giá trị 420 triệu USD, tăng tới 24% so với cùng kỳ năm trước về khối lượng và 22,7% về giá trị…Trong khi quy mô và tốc độ tăng trưởng của cây sắn ngày càng tăng mạnh thì điều đáng buồn về sản xuất trong nước, đó là năng suất sắn của Việt Nam vẫn đang thuộc diện thấp của thế giới. 

Theo Cục Trồng trọt, đến năm 2014, diện tích sắn của cả nước đạt trên 55.000 ha. Trong đó, Tây Nguyên và trung du miền núi phía Bắc là hai vùng có diện tích sắn lớn nhất (lần lượt là 152.000 ha và 118.000 ha) thì đây đều là vùng có năng suất sắn thấp tệ hại, có tỉnh chỉ đạt 12-15 tấn/ha. Tính trung bình cả nước, năng suất sắn của Việt Nam mới chỉ đạt khoảng 19 tấn/ha, thua xa so với Thái Lan và Indonesia. 

Giải mã thực trạng này, nhiều ý kiến cho rằng, đến nay, cây sắn vẫn là cây trồng bị chỉ trích, hắt hủi, thiếu quan tâm trong việc đẩy mạnh KH-CN trong canh tác cây sắn đang là nguyên nhân khiến năng suất sắn của Việt Nam quá thấp. 

Ông Vương Quốc Thới, Giám đốc Sở NN-PTNT Tây Ninh nêu thực trạng, hiện nay cả nước có hàng chục tỉnh sản xuất sắn với diện tích lớn, nhưng gần như chỉ có Tây Ninh là địa phương dành nhiều chính sách quan tâm cho cây sắn, một phần bởi đây là địa bàn có nhiều NM chế biến sắn nhất nước. Tây Ninh cũng là địa bàn có diện tích tăng đều liên tục, đến nay đã chiếm trên 15% tổng diện tích sắn cả nước, và đây cũng là địa bàn có năng suất cao nhất nước với mức bình quân trên 35 tấn/ha, trong đó các diện tích sắn có tưới, có đầu tư chăm bón có thể đạt 50 -70 tấn/ha là bình thường. 

“Thực tế tại Tây Ninh, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu cho thấy, các diện tích sắn có tưới, có áp dụng quy trình chăm bón năng suất có thể đạt tới 80, thậm chí 100 tấn/ha, nông dân trừ tất cả chi phí lãi 40-60 triệu đồng là không có gì khó khăn”, ông Thới cho biết. 

Sắn vẫn bị xem là “cây phá hoại đất”... Đọc thêm tại: http://nongnghiep.vn/cay-ti-do-bi-hat-hui-post143022.html | NongNghiep.vn

Sắn vẫn bị xem là “cây phá hoại đất”.

Ông Lưu Quang Thái, Chủ tịch Hiệp hội Nhiên liệu sinh học Việt Nam cũng cho rằng, tuyệt đại bộ phận dân Tây Nguyên, miền Trung và trung du miền núi phía Bắc hiện nay trồng sắn ra theo kiểu “phủ xanh đất trống”, được chăng hay chớ. Họ muốn đầu tư cũng chịu, bởi chỉ có người nghèo mới trồng sắn, ăn còn không đủ lấy đâu ra vốn đầu tư? Bộ trưởng NN-PTNT Cao Đức Phát thì cho rằng, bên cạnh hạn chế về thâm canh, chất lượng giống sắn của Việt Nam cũng cần xem xét. 

Theo Bộ trưởng, diện tích sắn của Ấn Độ gấp nhiều lần Việt Nam, trải rộng trên nhiều địa bàn, nhưng năng suất của họ trung bình đạt trên 34 tấn/ha, cao hơn Việt Nam rất nhiều, trong khi không thể nói toàn bộ nông dân Ấn Độ trồng sắn đều có thâm canh? Theo Bộ trưởng, những năm gần đây, Việt Nam đã có nhiều giống sắn như KM 94, KM 98, HL 11… có năng suất rất cao, tuy nhiên thời gian tới, cần tiếp tục nghiên cứu thêm các giống sắn mới trên cơ sở hợp tác với các nước, trong đó sẽ giao các đơn vị NK các nguồn vật liệu giống từ Ấn Độ để tiếp tục nghiên cứu các giống mới. 

Về vấn đề canh tác, Bộ trưởng Phát cho rằng thực tế thời gian qua, bên cạnh nhiều loại dịch bệnh nguy hiểm trên sắn như chổi rồng, tình trạng thoái hóa đất, xói mòn do canh tác sắn thiếu bền vững vẫn đang xẩy ra trên thực tế. Vì vậy, việc nâng cao năng suất sắn gắn với phát triển bền vững có tính sống còn cho ngành sắn Việt Nam. 

Trong đó, việc gấp rút áp dụng giải pháp thâm canh, trồng sắn có tưới là hết sức cần thiết. Việc hỗ trợ các mô hình tưới tiết kiệm, các địa phương có thể vận dụng theo Quyết định số 68/2013/QĐ-TTg của Chính phủ. Bộ trưởng cũng đồng ý bổ sung cơ chế hỗ trợ dành cho các thiết bị phục vụ trong ngành sản xuất chế biến sắn. 

Tại hội nghị, nhiều ý kiến của các DN cũng phản ánh bức xúc về việc hiện nay, ngành TN-MT bắt buộc áp dụng tiêu chuẩn nước thải đối với các NM chế biến sắn phải đạt loại A, gây rất nhiều khó khăn cho sản xuất. Về vấn đề này, Bộ trưởng Cao Đức Phát đề nghị giao Vụ KH-CN&MT phối hợp với các đơn vị liên quan và các DN sớm làm việc với Bộ Tài nguyên và Môi trường để làm sao giảm chỉ tiêu nước thải, bớt chi phí đầu tư cho DN. 

Theo Bộ trưởng, chế biến sắn có đặc thù riêng nên không thể yêu cầu nước thải phải đạt loại A được, nên chăng chỉ nên áp dụng loại B, hay tiêu chuẩn trên loại B nhưng cứ đạt như nước ngoài sông, ngoài môi trường tại các vùng xung quanh đó thế nào thì cho phép thải ra như thế là được.

Nông dân Hậu Giang đua trồng sắn để bán lá

Khi diện tích trồng còn ít, thương lái "bí ẩn" sẵn sàng trả 1.500 đồng/kg lá, ngọn sắn, song khi dân đổ xô trồng, giá bị ép xuống còn 1.000 đồng, thậm chí có nguy cơ bị đánh tháo.

http://nongnghiep.vn/cay-ti-do-bi-hat-hui-post143022.html

Theo Lê Bền/Nông Nghiệp Việt Nam

Bạn có thể quan tâm