Tuy nhiên, đơn vị thi công chỉ thi công phần cầu mà không làm mố cầu; hơn nữa, mặt cầu cao hơn mặt đường khoảng 1m, khiến cho việc đi lại của bà con vô cùng khổ sở… Đó là khi qua cầu thì phải trèo.
Ông Đỗ Minh Sơn (một cán bộ địa phương) cho biết, có cầu vững chắc mà không có mố cầu, nên việc đi lại rất khó khăn. Bà con phải lấy đất đắp cao, đồng thời lót đan để mọi người lên xuống dễ hơn. Nhưng do cầu cao hơn mặt đường nên đầu cầu thành cái dốc, mỗi khi qua cầu rất nguy hiểm. Nhiều người đi xe máy phải xuống đẩy xe lên dốc cầu, còn nhiều người chạy xe từ bên kia cầu sang cũng lúng túng khi xuống dốc cầu nên bị ngã xe.
"Đã có nhiều người bị té xe dẫn đến chấn thương nặng", ông cho hay.
Đoạn đường dưới chân cầu Bà Thiệt thành “đầm lầy” mỗi khi mưa xuống. |
Mỗi khi lên cầu Bà Thiệt người dân phải xuống đẩy xe lên. |
Theo người dân ở đây, có lần một đồng chí lãnh đạo Tỉnh ủy khi về công tác tại địa phương đã yêu cầu chính quyền sớm khắc phục tình trạng này, nhưng cho đến nay vẫn chưa giải quyết xong. Ngoài ra, tuyến đường giao thông nông thôn ở ấp này rộng 2,5m được làm thông suốt nhưng khi đến đầu cầu Bà Thiệt lại bỏ dở không làm, khiến cho cả một đoạn đường hơn 20m trở thành “đầm lầy” mỗi khi mưa xuống. Vì thế càng làm cho việc qua lại của người dân nơi thêm khó khăn hơn.
Điều đáng nói, xã Hòa Tú 2 là một trong những xã nông thôn mới của huyện Mỹ Xuyên nhưng một cây cầu “kỳ cục” vẫn tồn tại dù bà con đã phản ánh nhiều lần.