Đội nào vô địch lần đầu trong lịch sử giải quốc gia?
Năm 1980, giải Vô địch Quốc gia được tổ chức lần đầu tiên với tên gọi Giải bóng đá A1 Toàn quốc. CLB Tổng Cục Đường Sắt lên ngôi vô địch sau khi toàn thắng trước Hải Quan (1-0) và Công An Hà Nội (2-1) ở vòng chung kết. |
Giải A1 toàn quốc năm 1980 có bao nhiêu đội tham dự?
Danh sách đăng ký ban đầu có 18 đội. Tuy nhiên, CLB Thể Công rút lui vào phút chót do phải thực hiện nhiệm vụ huấn luyện quân sự. Giải Bóng đá Vô địch Quốc gia lần đầu tiên diễn ra với 17 đội, chia thành ba bảng. Các đội nhất bảng vào vòng chung kết, các đội bét bảng xuống hạng A2. |
V.League hiện nay từng trải qua bao nhiêu tên gọi chính thức?
Kể từ lần đầu tổ chức năm 1980, giải Vô địch Quốc gia đã nhiều lần đổi tên. Tên gọi đầu tiên là Giải bóng đá A1 Toàn quốc (từ 1980 đến 1989). Năm 1990, giải đổi tên thành Giải bóng đá Các đội mạnh Toàn quốc. Đến năm 1997, tên gọi chính thức của giải là Giải bóng đá Hạng nhất Quốc gia. Năm 2000, bóng đá Việt Nam chuyển mình lên chuyên nghiệp và đổi tên thành Giải bóng đá Vô địch Quốc gia (V.League) cho đến nay. |
Có bao nhiêu đội từng lên ngôi trong lịch sử giải vô địch quốc gia?
Tính đến năm 2021, 38 mùa giải Vô địch Quốc gia đã được tổ chức. Có 16 đội bóng vinh dự giành danh hiệu vô địch. CLB Thể Công và CLB Hà Nội lên ngôi nhiều nhất với cùng 5 lần. |
Những đội bóng nào giành nhiều Siêu cúp Quốc gia nhất từ trước tới nay?
Siêu cúp Quốc gia diễn ra lần đầu năm 1999, là trận đấu giữa đội vô địch quốc gia và đội giành Cúp quốc gia ở mùa giải trước. Sau 21 lần tổ chức, SLNA, CLB Hà Nội và Bình Dương đang có thành tích tốt nhất với cùng 4 lần lên ngôi. Tiếp đó là HAGL (2 lần), Thể Công, Hải Phòng, Long An, Thanh Hóa, Đà Nẵng cùng Quảng Ninh đã có một lần giành Siêu cúp Quốc gia. |
Có bao nhiêu cầu thủ Việt Nam (không tính nhập tịch) giành danh hiệu vua phá lưới ở kỷ nguyên V.League?
Trong 20 năm kỷ nguyên V.League, chỉ có 3 tiền đạo Việt Nam giành danh hiệu cầu thủ ghi nhiều bàn nhất mùa giải. Theo Sơ thảo Lịch sử Bóng đá Việt Nam, trung phong Đặng Đạo (CLB Khánh Hòa) là vua phá lưới ở mùa giải đầu tiên. Mùa giải 2001/02, danh hiệu này thuộc về tiền đạo Hồ Văn Lợi (Cảng Sài Gòn). Người thứ 3 là Nguyễn Anh Đức tại V.League 2017. |
Ai đang giữ kỷ lục cầu thủ nội ghi nhiều bàn nhất trong một mùa giải V.League?
Tại V.League 2017, Anh Đức khoác áo CLB Bình Dương và có 17 bàn để lên ngôi vua phá lưới. Đây là lần đầu tiên sau 15 năm, V.League chứng kiến một chân sút nội giành danh hiệu này. Anh cũng phá kỷ lục của Lê Văn Thắng (16 bàn tại V.League 2015). Mùa 2020, do ảnh hưởng từ dịch Covid-19, Ban tổ chức không trao giải Vua phá lưới. |