Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Câu chuyện những giáo sư trở thành tội phạm

Một giáo sư Hóa tại Đại học Harvard lừng danh giết bạn để thoát khoản nợ lớn, còn một nữ giảng viên khác tại Mỹ xả súng vào đồng nghiệp vì sắp mất việc.

Giáo sư Havard giết bạn để quỵt nợ

Hình minh họa cảnh John White Webster dùng thanh gỗ đánh chết bạn để quỵt nợ. Ảnh:blogspot.com

John White Webster là giáo sư môn Hóa học tại Đại học Harvard, Mỹ. Để trang trải cho lối sống thượng lưu và các chi phí trong quá trình giảng dạy, Webster tích lũy một khoản nợ khổng lồ. Ông gần như không thể chi trả chúng trừ khi ông tiếp tục vay tiền từ bạn bè.

Ngày 23/11/1849, George Parkman, một người bạn, đến phòng thí nghiệm của Webster đòi nợ. Trong cơn giận dữ, Webster dùng thanh gỗ đánh mạnh vào đầu Parkman khiến ông thiệt mạng vì sọ nứt. Hoảng loạn, giáo sư khóa cửa phòng thí nghiệm, cắt xác nạn nhân bằng dụng cụ y tế. Sau đó, hắn đốt xác bạn trong lò sưởi.

Mặc dù không có nhân chứng, một tuần sau, căn cứ vào hành vi đáng ngờ và thái độ bồn chồn của Webster, cảnh sát bắt hắn. Chuyên viên pháp y khám nghiệm hiện trường, phát hiện bằng chứng để tòa tuyên án tử đối với hung thủ. Ngày 30/8/1850, John White Webster đền mạng.

Đây là vụ án đầu tiên tòa án tại Mỹ dựa vào chứng cứ pháp y để kết tội bị cáo, theo PBS.

Nữ giảng viên giết 3 đồng nghiệp vì bị sa thải

Amy Bishop nổ súng tại cuộc họp khoa, giết chết 3 đồng nghiệp và làm bị thương 3 người khác. Ảnh: AP
Cựu giáo sư Amy Bishop nổ súng tại cuộc họp khoa, giết 3 đồng nghiệp và gây thương tích cho 3 người khác. Ảnh: AP

Amy Bishop là giảng viên y khoa tại Đại học Havard trước khi dạy môn giải phẫu và khoa học thần kinh tại Đại học Alabama ở thành phố Huntsville, Mỹ. 

Ngày 12/2/2010, trong một cuộc họp khoa, Bishop rút súng bắn đồng nghiệp, giết 3 người và khiến 3 người khác bị thương, AP đưa tin. 

Đây không phải lần đầu tiên Bishop gây án. Năm 1986, trong một cuộc tranh luận, bà ta nã đạn vào ngực anh trai khiến nạn nhân tử vong. Tuy nhiên, gia đình bao biện rằng đó chỉ là tai nạn vô tình để bà ta không phải ra tòa. Chỉ sau vụ nổ súng tại trường đại học, cảnh sát mới lật lại vụ án mạng.

Ngoài ra, trước khi làm việc tại Đại học Alabama, nữ giảng viên từng viết 3 bản thảo tiểu thuyết với hình mẫu nhân vật chính là các nhà khoa học có khuynh hướng bạo lực.

Cuối cùng, các nhà điều tra phát hiện động cơ gây án của Bishop. Nhà trường không muốn bổ sung bà ta vào biên chế. Nữ giảng viên sẽ mất việc trong tháng mà bà ta gây án.

Ngày 24/9/2012, tòa tuyên Amy Bishop án tù chung thân không ân xá.

Giảng viên truyền bá tư tưởng bài Do Thái 

James Keegstra thường xuyên nhồi nhét tư tưởng bài trừ Do Thái vào đầu học sinh. Ảnh: Thông tấn Canada
James Keegstra thường xuyên nhồi nhét tư tưởng bài Do Thái vào đầu học sinh. Ảnh: Thông tấn Canada

James Keegstra là giáo viên một trường công lập ở thị trấn Eckville, tỉnh Alberta, Canada. Ông ta khá nhiệt tình chia sẻ ý kiến của bản thân với học sinh.

Với thái độ bài trừ Do Thái, Keegstra khẳng định vụ nạn diệt chủng người Do Thái (Holocaust) chưa từng xảy ra và đó chỉ là sự bịa đặt để thế giới cảm thông với người Do Thái. Keegstra luôn nói với học sinh rằng người Do Thái là "lũ côn đồ và chuột cống", rằng họ là thủ phạm gây nên vụ thảm sát trong Cách mạng Pháp cũng như vụ Watergate và Chiến tranh Việt Nam.

Sau đó, tòa án địa phương phạt Keegstra 5.000 USD vì phát ngôn sai sự thật. Ông ta quyết định minh oan cho bản thân bằng cách đến trại tập trung Dachau ở Đức, trở về và tuyên bố nó "không phải là trung tâm giam người quy mô lớn".

Năm 1990, Tòa án Tối cao Canada xem xét đơn khiếu nại của James Keegstra. Vị giáo sư lập luận rằng ông ta không hề gây ra tội ác nào mà chỉ thực hiện quyền tự do ngôn luận. Ngoài ra, nguyên đơn khẳng định những điều ông ta nói không xuất phát từ thù hằn cá nhân mà là sự thật.

Tuy nhiên, thẩm phán bác bỏ lời biện minh của Keegstra với lý do ông ta có quyền bày tỏ suy nghĩ cá nhân nhưng không được phép nhồi vào tâm trí học sinh những lời lẽ mang tính công kích.

Cuối cùng, Tòa xử James Keegstra một năm tù treo và 200 giờ lao động công ích, The Globe and Mail cho hay. 

Giáo sư buôn ma túy

Giảng viên IT là kẻ cầm đầu một băng đảng buôn ma túy. Ảnh: AFP? Getty Images
Cựu giáo sư Mohamed Sarwar là kẻ cầm đầu một băng đảng buôn ma túy. Ảnh: Cavendish Press

Trong mắt mọi người, Mohammed Sarwar, cựu giáo sư môn Công nghệ Thông tin tại Đại học Nghệ thuật Truyền thông Burnage ở thành phố Manchester, Anh, là một nhà giáo dục đáng kính. Ông ta cũng tham gia tích cực vào các tổ chức và dự án cộng đồng.

Song trên thực tế Sarwar cầm đầu một băng đảng tự xưng là "Nhà giáo". Chúng mua cocaine và cần sa với số lượng lớn rồi bán lẻ cho các con nghiện ở thành phố Manchester. Nhưng khác với nhân vật giáo sư buôn ma túy Walter White trong bộ phim "Breaking Bad", Sarwar không có ý định nhúng chàm. Ông ta rất hiếm khi chạm vào ma túy mà chỉ điều hành công việc kinh doanh và thu về món lợi khổng lồ.

Mặc dù cảnh sát không phát hiện số lượng ma túy lớn, một số người đứng ra làm chứng rằng Sarwar và băng đảng của hắn cung cấp ma túy cho một nhà tù địa phương. Sau đó, trùm tội phạm đội lốt giáo sư lĩnh án 21 năm tù, Manchester Evening News đưa tin.

10 thành phố dưới trướng của các băng đảng tội phạm

Sofia (Bulgaria), Casal di Principe (Italy) hay San Pedro Sula (Honduras) là 3 trong số 10 thành phố trên thế giới phải đối diện với các hoạt động phạm tội diễn ra triền miên.

 


Nguyễn Sương

Bạn có thể quan tâm