Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Câu chuyện hộ khẩu và tranh cãi cách quản lý cư trú trên thế giới

Mỹ, Australia không có hệ thống đăng ký nơi cư trú chính thức, Hàn Quốc đã bãi bỏ hệ thống hộ khẩu hoju, trong khi Nhật duy trì hệ thống đăng ký hộ khẩu koseki và cư trú juminhyo.

Trên thế giới, các hệ thống lưu trữ thông tin cá nhân quá rộng thường bị  những nhà hoạt động bảo vệ quyền tự do dân sự lo ngại rằng thông tin này sẽ bị chính phủ hoặc các nhóm tội phạm lợi dụng. Trong khi đó, nhiều người ủng hộ cho rằng việc lưu trữ thông tin hộ gia đình, nơi cư trú... sẽ đơn giản hóa quá trình tiếp cận các thông tin cần thiết, phục vụ cho việc hoạch định chính sách.

Cuộc tranh cãi trải rộng từ việc những thông tin nào nên được thu thập và đơn vị của việc thu thập (cá nhân hay gia đình).

Ở Mỹ, chính quyền kiểm soát thông tin của người dân ở mức độ cá nhân, dựa trên 1 con số an sinh xã hội có lưu trữ thông tin ngày sinh, lịch sử làm việc (để tính toán mức đóng góp và mức độ hưởng an sinh xã hội).

Tuy nhiên, hệ thống an sinh xã hội Mỹ từ lâu đã kiểm soát không cho thu thập những thông tin không liên quan trực tiếp đến phúc lợi xã hội như tình trạng hôn nhân, quốc tịch hoặc làm cha mẹ... Điều này trái với các hệ thống tại Đức trước đây hay tại Nhật Bản.

Ở những nước như Mỹ hoặc Australia cũng không có hệ thống đăng ký nơi cư trú chính thức. Tuy nhiên, việc đăng ký bầu cử hoặc xin cấp bằng lái xe sẽ đòi hỏi người dân phải cung cấp thông tin về nơi ở.

quan ly ho khau anh 1
Chính quyền liên bang và các bang của Mỹ không có hệ thống đăng ký cư trú chính thức. Ảnh: Reuters.

Bị bỏ vì bất bình đẳng

Tại Hàn Quốc, hệ thống hoju (hộ khẩu) cũ đã bị bãi bỏ năm 2008 sau khi Tòa Hiến pháp tuyên bố rằng các quy định của hệ thống này làm gia tăng sự bất bình đẳng giới trong xã hội.

Hệ thống hoju cũ bắt buộc người đàn ông lớn nhất trong gia đình phải là "chủ hộ", khi một người phụ nữ kết hôn, họ sẽ phải gia nhập hộ khẩu của chồng. Đến khi ly hôn, người phụ nữ buộc phải trở về với hộ khẩu của bố mẹ hoặc thiết lập đăng ký hộ khẩu của riêng mình, trong khi con cái không thể gia nhập hộ khẩu của mẹ.

Tuy nhiên, hệ thống mới tiếp tục nhận về sự chỉ trích vì loại trừ một số đối tượng thiểu số hoặc với hoàn cảnh đặc biệt trong xã hội. Theo tờ Hani, hệ thống hộ khẩu mới định nghĩa thành viên gia đình là con của một người cha và một người mẹ, đồng thời không cho phép những mối liên hệ gia đình khác. Việc này khiến những người từng ly hôn và sau đó tái hôn được đăng ký hộ khẩu cho con cái của vợ/chồng mới của họ.

Tờ báo này dẫn câu chuyện một người phụ nữ vừa tái hôn tên Park. Bà kể đã bất ngờ khi nhận về bản sao giấy "Chứng nhận Quan hệ Gia đình" chỉ với tên bà và chồng, trong khi đứa con trai của chồng, người mà bà Park đang nuôi dưỡng, không hề được ghi trong đó. Tên của cậu bé vẫn được đăng ký cùng mẹ đẻ, dù bà không biết người mẹ đẻ đang ở đâu.

Hệ thống mới cũng gây khó khăn cho trẻ mồ côi và những trẻ được nhận làm con nuôi khi yêu cầu cung cấp ngày đứa trẻ bị bỏ rơi. Trong khi đó, tài liệu dành cho trẻ được nhận nuôi yêu cầu phải có ngày sinh và cha mẹ nuôi.

Về cư trú, người Hàn Quốc có một mã số đăng ký cư trú riêng, gồm 13 chữ số và được in lên cả căn cước cá nhân.

Tại Nhật Bản, hệ thống đăng ký hộ khẩu - koseki - thu thập tên đầy đủ của một người, giới tính, ngày sinh và nơi sinh, các mối quan hệ với cha mẹ, người hôn phối và các thông tin hôn nhân, người giám hộ, người thừa kế...

Chính phủ Nhật không thu thập những thông tin này của người nước ngoài. Khi một người nước ngoài kết hôn với một công dân Nhật Bản, hoặc là người nước ngoài gia nhập hệ thống koseki và trở thành công dân Nhật, hoặc là người kia phải rời khỏi hệ thống và mất quốc tịch.

Hệ thống koseki hiện hoạt động tách biệt với hệ thống đăng ký cư trú jūminhyō. Jūminhyō lưu trữ thông tin về địa chỉ sinh sống.

Thông tin koseki được dựa trên lời khai của người dân lên chính quyền địa phương hoặc các thông tin mà chính quyền địa phương ghi nhận được dựa trên sự kiện thực tế trong đời họ (sinh, tử, kết hôn, ly dị...).

Các thông tin được thu thập trong koseki thường rất chi tiết và nhạy cảm, làm dấy lên quan ngại nó có thể kéo theo sự kỳ thị với một số nhóm thiểu số như trẻ em sinh ra ngoài giá thú hoặc những người mẹ đơn thân.

quan ly ho khau anh 2
Hệ thống quản lý bằng koseki ở Nhật Bản bị chỉ trích làm gia tăng bất bình đẳng giới, phân biệt đối xử các nhóm thiểu số. Ảnh: Reuters.

Khi phong trào đòi quyền lợi cho những nhóm thiểu số trỗi dậy ở Nhật Bản sau chiến tranh, một số thay đổi đã được đưa ra. Vào năm 1974, Bộ Y tế và Phúc lợi đã ra quy định cấm các nhà tuyển dụng đòi hỏi ứng viên tương lai của họ trình hộ khẩu. 

Trước đây, ai cũng có thể tiếp cận bản sao hộ khẩu của người khác. Đến ngày 1/5/2008, luật mới có hiệu lực tại Nhật đã giới hạn chỉ những người có tên trong hộ khẩu hoặc những người cần bản sao hộ khẩu để thực thi một số quyền của họ (như người thu nợ, người thực thi di chúc) mới có thể tiếp cận bản sao một hộ khẩu nào đó.

Hệ thống hộ khẩu của Nhật Bản dựa trên nền tảng gia đình thay vì cá nhân và chỉ có một họ được phép xuất hiện trong một quyển hộ khẩu, đồng nghĩa với việc một người trong vợ hoặc chồng phải từ bỏ họ gốc của họ. Thường đó sẽ là người phụ nữ.

Tháng 12/2015, Nikkei Asian Review đưa tin Tòa Tối cao Nhật đã giữ nguyên một điều luật buộc các cặp vợ chồng phải có cùng họ. Những người đứng đơn kiện nói rằng điều luật này làm gia tăng "sự phân biệt đối xử với phụ nữ".

... Nhưng vẫn tồn tại vì quản lý hiệu quả?

Trong bài viết đăng trên Japan Times, giáo sư Colin P.A. Jones của Trường Luật Doshisha tại Đại học Tokyo nói rằng koseki của Nhật Bản là một hệ thống "ngớ ngẩn, thiếu trắc ẩn nhưng hiệu quả", đặc biệt khi so sánh với hệ thống Mỹ.

Theo ông, koseki lưu trữ tất cả thông tin thiết yếu của công dân, từ tình trạng hôn nhân đến dòng dõi. Trong khi đó, các Tài liệu Chính thức như ở Mỹ như giấy đăng ký kết hôn, ly hôn, nhận nuôi con... thường chứng nhận dựa trên sự kiện xảy ra.

Ví dụ, nếu một người Mỹ sử dụng giấy đăng ký kết hôn để chứng tỏ anh ta đã kết hôn một ngày nào đó trong quá khứ, người ta vẫn có thể tự hỏi liệu anh ta có còn ở trong mối quan hệ hôn nhân đấy không. Trong khi đó, các thông tin trích xuất từ koseki đều là thông tin đã được cập nhật. Vì vậy, koseki làm giảm thiểu nguy cơ tranh chấp phải đưa nhau ra tòa.

Tại Thái Lan, tabien baan là cách gọi cuốn sổ liệt kê tên của tất cả người sống trong một địa chỉ nhất định. Tài liệu này không có giá trị chứng minh quyền sở hữu nhà đất, nhưng nó đặc biệt quan trọng đăng ký khu vực bầu cử hoặc tuyển người đi nghĩa vụ quân sự.

Tabien baan sẽ quyết định một người đàn ông đến tuổi đi lính có phải nhập ngũ hay không, nếu khu vực của anh ta cư trú đã đủ tình nguyện viên, giới chức sẽ không quan tâm nữa, nhưng nếu họ thiếu người, những người sống trong khu vực, theo đăng ký trong tabien baan, sẽ bị xem xét.

Vì vậy, tabien baan có thể có ảnh hưởng lớn đến cuộc đời một người đàn ông.

quan ly ho khau anh 3
Việc đăng ký nơi cư trú sẽ ảnh hưởng việc đi nghĩa vụ của một người đàn ông Thái Lan, từ đó có thể quyết định con đường sự nghiệp của họ. Ảnh: Reuters.

Tại Indonesia, Kartu Keluarga (Thẻ Gia đình) là tài liệu chứng minh nơi cư trú và có ghi chép cả các mối quan hệ lẫn thành viên trong gia đình. Mỗi gia đình ở Indonesia được yêu cầu phải có một Kartu Keluarga. Tài liệu này do chủ hộ giữ, nhưng chỉ được phép thay đổi hoặc sửa nội dung bởi chính quyền.

Nếu một gia đình chuyển đến khu vực cư trú mới, Kartu Keluarga cũ sẽ bị tước đi và địa phương mới sẽ cấp một Kartu Keluarga cho gia đình vừa chuyển tới.

Bộ Công an: Bỏ sổ hộ khẩu tiết kiệm 1.600 tỷ đồng mỗi năm

Bộ Công an tính toán việc quản lý dân cư bằng số định danh thay cho hộ khẩu và sổ tạm trú như hiện nay có thể giúp tiết kiệm 1.600 tỷ đồng mỗi năm.

Những người sống trên núi, về già vẫn chưa làm giấy khai sinh

Nhiều người M’Nông đã sống cả đời trên núi,có người đã già vẫn chưa có một tờ khai sinh, đăng ký kết hôn.


Ong Bill Clinton nhap vien hinh anh

Ông Bill Clinton nhập viện

0

Cựu Tổng thống Mỹ Bill Clinton đã nhập viện tại Washington để xét nghiệm và theo dõi vào chiều 23/12 sau khi bị sốt, một trợ lý của ông cho biết trên mạng xã hội.

Vy Xuân

Bạn có thể quan tâm