Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Cầu bộ hành vượt đường sắt tiền tỷ bị dân phản đối

Vừa đưa vào sử dụng, cầu bộ hành vượt đường sắt ở xã Quảng Trung, thị xã Bỉm Sơn (Thanh Hóa) vấp phải sự phản đối gay gắt của người dân do tồn tại nhiều điểm bất hợp lý.

Cầu bộ hành vượt đường sắt vấp phải sự phản đối của người dân Người dân phản đối việc đóng đường ngang đường sắt và thay bằng cầu vượt vì độ dốc lớn. Hơn nữa, họ phải đi đường vòng xa đến 5 km để ra đồng hoặc đến các cơ sở y tế, ủy ban...
dan phan doi cau vuot duong sat anh 1
Sở Giao thông Vận tải Thanh Hóa vừa hoàn thành cầu bộ hành bắc qua đường sắt tại nút giao cắt từ quốc lộ 1 vào quốc lộ 217B (xã Quang Trung, thị xã Bỉm Sơn) với mức đầu tư hơn 2 tỷ đồng.
dan phan doi cau vuot duong sat anh 2
Chiều cầu rộng gần 2 m, điểm cao nhất khoảng hơn 5 m, vật liệu chủ yếu là thép.
dan phan doi cau vuot duong sat anh 3
Cơ quan chức năng xây dựng với mục đích giảm thiểu các vụ tai nạn, đảm bảo an toàn cho người dân khi qua đường sắt.

dan phan doi cau vuot duong sat anh 4
Ngày 31/7, hàng rào cố định chắn ngang quốc lộ 217B, đoạn qua xã Quang Trung đã được đơn vị thi công xây dựng. Tất cả phương tiện cơ giới sẽ đi qua cầu vượt bê tông, nằm song song và cách vị trí cầu bộ hành khoảng 300 m (đường chim bay). Còn người dân và học sinh sẽ đi bộ qua chiếc cầu vượt bộ hành.
dan phan doi cau vuot duong sat anh 5
Tuy nhiên, chiếc cầu bộ hành vừa đưa vào sử dụng đã vấp phải phản ứng gay gắt của người dân. Họ cho rằng việc xây dựng có nhiều điểm bất hợp lý và gây lãng phí ngân sách. Bà Nguyễn Thị Phương (54 tuổi, thôn 4, xã Quang Trung), cho biết các cơ sở như trung tâm y tế, trường học, nhà văn hóa, công sở xã... đều nằm bên kia quốc lộ 1. "Trước đây, việc đi lại của chúng tôi chỉ mất chưa đầy 1 km. Giờ đây, nếu đi bằng ôtô, xe máy chúng tôi sẽ đi qua cầu vượt bê tông. Nói chiếc cầu này cách 300 m nhưng đó là khoảng cách đường chim bay. Thực tế chúng tôi phải đi đường vòng qua đó, mất đến 5 km", bà Phương nói. 
dan phan doi cau vuot duong sat anh 6
Bà Phương cũng cho rằng chiếc cầu được thiết kế với độ dốc lớn khiến người già, trẻ con đi qua rất vất vả.

dan phan doi cau vuot duong sat anh 7
Bà Nguyễn Thị Lý (thôn 4) phản ánh việc đóng chắn cố định khiến nhiều hộ dân sinh sống phía đường 217B có ruộng được phân bên kia quốc lộ 1 bị ảnh hưởng. "Bà con đi cấy, gánh mạ, phân bón phải đi đường vòng hàng km. Dắt trâu bò ra đồng thì làm sao đi qua cầu đi bộ được. Mỗi lần như vậy thì mất nửa ngày trời", bà Lý nói. 
dan phan doi cau vuot duong sat anh 8
Ghi nhận của Zing.vn, một số người dân vẫn quyết định leo trèo qua rào chắn, vượt đường sắt để đi lại cho rằng đi đường vòng mất thời gian. Thậm chí, có người còn khiêng đồ đạc, xe đạp để qua lại.
dan phan doi cau vuot duong sat anh 9
Nhiều ôtô, xe máy đi đến đây rồi phải quay lại đi đường vòng theo chỉ dẫn của người dân bán nước ven đường. Các hộ dân cũng cho hay họ không được cơ quan chức năng họp dân lấy ý kiến trước khi làm cầu. Vì vậy, hôm 31/7, họ đã kéo ra ngăn cản khi thấy ngành đường sắt đóng chắn nhưng bất thành.
dan phan doi cau vuot duong sat anh 10
Ông Mai Quốc Chính, Phó chủ tịch UBND xã Quang Trung, xác nhận khi tổ chức đóng chắn, người dân đã phản đối quyết liệt khiến xã phải mở nhiều cuộc họp, bàn giải pháp. "Sắp tới xã sẽ tiếp tục vận động bà con chấp thuận chủ trương đóng chắn nhằm đảm bảo an toàn giao thông", ông Chính nói. 
dan phan doi cau vuot duong sat anh 11
Vị trí chắn gác tàu Quang Trung - nơi chiếc cầu bộ hành vượt đường sắt vừa hoàn thành. Ảnh: Google Maps.

Ngày 5/8, trao đổi với Zing.vn, ông Hoàng Gia Khánh, Giám đốc Công ty cổ phần đường sắt Thanh Hóa, cho biết dự án cầu bộ hành vượt đường sắt là dự án của Bộ GTVT.

Theo ông Khánh, đoạn giao cắt giữa quốc lộ 1 và đường 217B (địa phận xã Quang Trung, thị xã Bỉm Sơn) là điểm ùn tắc rất lớn mỗi khi tàu hỏa chạy qua, tiềm ẩn nhiều nguy cơ tai nạn. Bởi, khoảng cách giữa đường bộ và đường sắt khoảng cách rất gần nhau.

Vì thế, ngành giao thông buộc phải làm cầu vượt bộ hành để xóa bỏ điểm đen này. Và khi đóng chắn, chiếc cầu này sẽ là lối đi bộ cho người dân qua lại, còn các phương tiện sẽ đi theo đường cầu vượt bê tông (cách 300 m) làm từ trước đó.

“Đây là giải pháp tối ưu nhất giải quyết vấn đề xóa điểm đen, mất an toàn giao thông đường sắt”, ông Khánh khẳng định thêm.

Hai cựu Chủ tịch Đà Nẵng phản đối xây hầm chui sông Hàn

Lần đầu tiên, có một dự án ở Đà Nẵng mà cả hai vị cựu chủ tịch thành phố đều không tán thành. Họ liên tục bày tỏ ý kiến phản đối xây hầm chui sông Hàn.



Nguyễn Dương

Bạn có thể quan tâm