Ở Đồng Nai, Ban Quản lý Dự án 85 - Bộ Giao thông Vận tải đề xuất tận dụng nguồn đất đào hạ cao độ tại sân bay Long Thành để làm vật liệu đất đắp phục vụ cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu.
Ngày 4/7, chủ đầu tư dự án thành phần 3, cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu giai đoạn 1 là Ban Quản lý dự án giao thông khu vực cảng Cái Mép - Thị Vải cho biết khối lượng vật liệu phục vụ thi công cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu khoảng 2,9 triệu m3 đất đắp nền, khoảng 0,5 triệu m3 cát và 1,1 triệu m3 đá. Để đáp ứng đủ nguồn vật liệu cho công trình, UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã áp dụng cơ chế đặc thù là chọn phương án mở những điểm mỏ mới.
Liên danh Công ty TNHH Tập đoàn Sơn Hải - Công ty CP Đầu tư và Xây dựng 703 - Công ty CP 479 Hòa Bình là đơn vị được chỉ định để thi công cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu. |
Theo đó, đối với vật liệu đất đắp cho dự án, UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu chọn khu đất khoảng 47 ha nằm trên địa bàn xã Xuân Sơn, huyện Châu Đức. Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã có văn bản đề nghị Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam sớm dọn dẹp, bàn giao mặt bằng khoảng 47 ha đất tại xã Xuân Sơn để tỉnh tổ chức san hạ mặt bằng, tận dụng nguồn đất thi công cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu. Sau đó sẽ thực hiện dự án nông nghiệp công nghệ cao theo đúng quy hoạch.
Đối với vật liệu đá cho dự án, UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu cho phép áp dụng cơ chế đặc thù theo Nghị quyết 90/NQ-CP ngày 25/7/2022 của Chính phủ đối với các mỏ đá thuộc thị xã Phú Mỹ. Cụ thể, tỉnh sử dụng mỏ đá lô 3+4 (xã Châu Pha, thị xã Phú Mỹ), diện tích gần 35 ha, trữ lượng còn lại khoảng 1,2 triệu m3 đá để có nguồn vật liệu xây dựng thi công công trình.
Ngoài mỏ đá trên, mỏ đá lô IIB (xã Châu Pha, thị xã Phú Mỹ) cũng được tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu lựa chọn làm nguồn cung cấp vật liệu cho dự án cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu. Diện tích của mỏ đá này gần 8 ha, trữ lượng khoảng 800.000 m3.
Hiện tại, các mỏ đá trên đã hết hạn khai thác và chưa được cơ quan chức năng cấp lại giấy phép. Đây là 2 mỏ đá nằm chỉ cách cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu khoảng 2 km. Sau khi rà soát, đơn vị tư vấn thiết kế đã lấy mẫu thí nghiệm, kết quả cho thấy mỏ đá lô 3+4 và mỏ đá lô IIB bảo đảm chất lượng, trữ lượng, đáp ứng yêu cầu kỹ thuật thi công cao tốc.
Về nhà thầu thi công cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu, Ban Quản lý dự án giao thông khu vực cảng Cái Mép - Thị Vải cho biết đơn vị được chỉ định là liên danh Công ty TNHH Tập đoàn Sơn Hải - Công ty CP đầu tư và Xây dựng 703 - Công ty CP 479 Hòa Bình với giá gói thầu gần 2.100 tỷ đồng. Thời gian thực hiện hợp đồng theo đơn giá điều chỉnh là 36 tháng.
Tại Đồng Nai, Ban Quản lý Dự án 85 - Bộ Giao thông Vận tải đề xuất tận dụng nguồn đất đào hạ cao độ tại sân bay Long Thành để làm vật liệu đất đắp phục vụ cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu. Ban Quản lý Dự án 85 là chủ đầu tư dự án thành phần 2 cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu, đoạn qua tỉnh Đồng Nai.
Theo đó, Ban Quản lý Dự án 85 đề nghị ACV cho phép Ban và các nhà thầu nghiên cứu, đánh giá chất lượng, phân loại và tận dụng nguồn đất đào dư thừa tại sân bay Long Thành để sử dụng làm vật liệu đất đắp cho cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu. Quá trình thực hiện, Ban Quản lý Dự án 85 sẽ tuân thủ các quy định pháp luật, phối hợp chặt chẽ cùng ACV nhằm sử dụng hiệu quả nguồn vật liệu đất đắp.
Để triển khai các dự án thành phần 1 và 2 của dự án đường cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu giai đoạn 1, Đồng Nai phải thu hồi diện tích đất gần 290 ha. Đồng thời, phải bố trí tái định cư cho khoảng 2.500 hộ dân tại TP Biên Hòa và huyện Long Thành. Trong đó, riêng huyện Long Thành có khoảng 1.400 hộ dân cần bố trí tái định cư.
Dự án cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu giai đoạn 1 được Quốc hội phê duyệt chủ trương đầu tư vào tháng 6/2022 với chiều dài hơn 53 km đi qua tỉnh Đồng Nai (34 km) và Bà Rịa - Vũng Tàu (19 km) gồm 3 dự án thành phần.
Trong đó, dự án thành phần 1, 2 và 3 lần lượt do UBND tỉnh Đồng Nai, Bộ Giao thông Vận tải và UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu làm chủ đầu tư. Tổng mức đầu tư của dự án là hơn 17.800 tỷ đồng từ nguồn vốn ngân sách Trung ương và địa phương.
Sách hay về Nam Bộ
Tản mạn kiến trúc Nam Bộ mang đến cái nhìn đầy đủ, toàn diện về lịch sử kiến trúc dân dụng miền Nam từ cuối thế kỷ 19 đến cuối thế kỷ 20. Đặc biệt, trên chặng đường khám phá kiến trúc, độc giả còn được tiếp cận với những câu chuyện về lịch sử xây dựng, về tập quán, văn hóa của địa phương, và về cả những ước mơ, khát vọng, phong cách của gia chủ trên từng đường nét của ngôi nhà.
Chuyện trong nhà ngoài xóm miệt Hậu Giang - nhiều câu chuyện kể cụ thể, tự nhiên về lối sống và tính cách của bà con miền Tây được ghi lại chân thực, mộc mạc. Sách không chỉ gợi lên cảm giác thân thương nơi những người con vùng sông Hậu, mà còn khiến người đọc nói chung cảm thấy ấm lòng và mát dạ biết bao khi được nghe câu nói quen thuộc “bà con chòm xóm tối lửa tắt đèn có nhau”.