Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Cảnh sát Mỹ vụ bạo động ở Điện Capitol: Tôi còn con nhỏ, đừng đánh nữa

Tại phiên điều trần hôm 27/7, bốn cảnh sát bảo vệ Điện Capitol không thể nén khóc khi kể lại những gì họ trải qua trong cuộc bạo động ở trụ sở Quốc hội Mỹ vào ngày 6/1.

Michael Fanone - một sĩ quan cảnh sát tại Washington, bị đám đông đánh liên tiếp dẫn đến bất tỉnh. Trước khi ngất đi, anh nghe thấy những kẻ bạo loạn gào thét, đòi giết anh bằng súng của chính mình.

Hình ảnh trích xuất từ đoạn video camera gắn trên người sĩ quan Fanone cho thấy anh đã van xin những người tấn công, lẩm bẩm “tôi còn có con nhỏ”.

Sĩ quan Michael Fanone và ba cảnh sát khác - những người đã đối mặt với nhóm người đột nhập vào Điện Capitol hôm 6/1 - kể lại chi tiết về tình trạng bạo lực, phân biệt chủng tộc và thù địch mà họ phải gánh chịu từ một đám đông giận dữ, hành động nhân danh cựu Tổng thống Donald Trump, New York Times đưa tin ngày 27/7.

“Tất cả họ đều nói với chúng tôi rằng ông Trump là người cử họ đến”, sĩ quan Aquilino A.Gonell rơi nước mắt tại buổi điều trần đầu tiên của ủy ban do Hạ viên Mỹ chỉ định điều tra vụ tấn công vào Điện Capitol ngày 6/1.

dieu tra cuoc tan cong vao Dien Capitol anh 1

Sĩ quan Harry Dunn (phải) kể lại anh phải chịu đựng nhiều lần bị đám đông phân biệt chủng tộc. Ảnh: New York Times.

Như trải qua cơn ác mộng

Sĩ quan Daniel Hodges, một thành viên của Sở cảnh sát Washington, mô tả cách đám đông trở thành "khủng bố", la ó và chế nhạo cảnh sát.

Anh mô tả cơ thể mình bị một cánh cửa đè lên, bị đập vào đầu.

"Tôi nhìn thấy những kẻ khủng bố mang theo lá cờ có đường kẻ màu xanh - biểu tượng cho sự ủng hộ thực thi pháp luật - nhưng lại hoàn toàn phớt lờ lệnh và liên tục tấn công chúng tôi”, sĩ quan Hodges nói.

Một người khác cho biết anh gần như bị nghiền nát trong trận chiến “thời Trung cổ” với một đám đông ủng hộ cựu Tổng thống Trump, trong khi vẫn nghe thấy tiếng hét đau đớn của đồng nghiệp ở xung quanh.

dieu tra cuoc tan cong vao Dien Capitol anh 2

Hai đại diện của đảng Dân chủ nói chuyện với sĩ quan Aquilino A. Gonell sau phiên điều trần. Ảnh: New York Times.

Trung sĩ Gonell miêu tả những gì xảy ra với anh tại Điện Capitol ngày hôm đó đáng sợ hơn bất cứ trải nghiệm nào, hơn cả lúc đi tuần tra trên những con đường ngập bom khi Mỹ triển khai quân đội ở Iraq.

Một sĩ quan khác kể lại việc anh phải chịu đựng sự phân biệt chủng tộc từ những người mặc bộ trang phục “Làm cho nước Mỹ vĩ đại trở lại” hết lần này đến lần khác.

“Tên da đen này bỏ phiếu cho Joe Biden!”, sĩ quan Harry Dunn, người chịu trách nhiệm bảo vệ Điện Capitol ngày hôm đó, kể lại với ban hội thẩm hành động của một kẻ bạo loạn, dẫn đến việc cả một đám đông quay lại la hét vào mặt anh.

“Tôi như trải qua địa ngục vậy”, sĩ quan Michael Fanone nói. “Nhưng có nhiều người nói với tôi địa ngục không tồn tại, hoặc có khi địa ngục còn chả tồi tệ đến như vậy”.

Sĩ quan Dunn sau đó cầu xin các nhà lập pháp điều tra toàn bộ vai trò của ông Trump trong cuộc tấn công ngày 6/1.

Chỉ có hai thành viên đảng Cộng hòa tham gia

Các nhà lãnh đạo đảng Cộng hòa tại Hạ viện Mỹ tẩy chay cuộc điều tra và nhấn mạnh đây là âm mưu đảng phái. Vì vậy, hầu hết vắng mặt trong phiên điều trần ngày 27/7.

Bà Liz Cheney, đại diện bang Wyoming, một người lên tiếng phê phán ông Trump, là một trong hai thành viên đảng Cộng hòa được chỉ định vào ban hội thẩm.

"Liệu chúng ta có mù quáng bởi đảng phái đến nỗi vứt bỏ điều kỳ diệu của nước Mỹ hay không?", bà Cheney đặt câu hỏi. “Chúng ta đặt sự thù ghét chính trị lên trên cả tình yêu đất nước và tôn trọng pháp luật hay sao?”.

dieu tra cuoc tan cong vao Dien Capitol anh 3

Bà Liz Cheney và ông Adam Kinzinger (phải) là hai thành viên duy nhất của đảng Cộng hòa trong ban hội thẩm, ôm các sĩ quan cảnh sát tại phiên điều trần. Ảnh: New York Times.

“Chúng ta vẫn chưa biết chính xác điều gì đã xảy ra”, ông Adam Kinzinger, đại diện của bang Illinois, thành viên đảng Cộng hòa còn lại có ghế trong ban hội thẩm. “Tại sao ư? Tại vì nhiều người trong đảng Cộng hòa coi đây chỉ là một cuộc chiến đảng phái. Điều này độc hại và gây bất lợi cho gia đình các sĩ quan”.

Theo New York Times, việc hầu hết thành viên đảng Cộng hòa từ chối tham gia phiên điều trần chính là dấu hiệu mới nhất cho thấy đảng này đang nỗ lực ngăn cản điều tra vụ tấn công.

Lo sợ tác động chính trị của cuộc điều tra, đảng Cộng hòa thành công trong việc ngăn chặn thành lập một ủy ban lưỡng đảng dựa trên mô hình cuộc điều tra vụ tấn công ngày 11/9/2001, đồng thời phản đối quyết liệt việc thành lập ủy ban lựa chọn của Hạ viện.

Sau khi Chủ tịch Hạ viện Nancy Pelosi từ chối hai đề cử của đảng Cộng hòa vào ban hội thẩm, lãnh đạo đảng này tại Hạ viện, Kevin McCarthy, thông báo các thành viên Cộng hòa chỉ đơn giản là không tham gia.

Tổng thống Biden: Tấn công ảo có thể dẫn đến nổ súng thật

Tổng thống Mỹ Joe Biden hôm 27/7 cảnh báo nếu “cuộc chiến thực sự” với một nước khác xảy ra, đó là hậu quả từ cuộc tấn công an ninh mạng nghiêm trọng nhắm vào Mỹ.

Nghi phạm nhận tội giết người trong vụ xả súng tiệm spa ở Mỹ

Nghi phạm chính của vụ xả súng hàng loạt vào các tiệm spa ở Atlanta, bang Georgia hồi đầu tháng 3, khiến nhiều tiếp viên gốc Á thiệt mạng, đã thừa nhận tội giết người.

Phương Linh

Bạn có thể quan tâm