Cảnh sát Mỹ quỳ gối, nắm tay người biểu tình giữa cảnh bạo lực
Thứ hai, 1/6/2020 08:47 (GMT+7)
08:47 1/6/2020
Không chỉ có người dân tham gia các cuộc biểu tình phản đối nạn bạo hành của cảnh sát sau cái chết của George Floyd, cảnh sát cũng xuống đường nắm tay, quỳ gối, bày tỏ sự đoàn kết.
George Floyd, người đàn ông da đen hơn 40 tuổi, bị một cảnh sát dùng gối ghì cổ dẫn đến tử vong tại thành phố Minneapolis vào tuần trước. Cái chết của ông gây phẫn nộ trên toàn nước Mỹ. Trong một cuộc tụ tập ở Coral Gables, bang Florida, hôm 29/5, các cảnh sát đã quỳ gối để hưởng ứng phong trào biểu tình sau cái chết của Floyd. Ảnh: Getty.
Tại thành phố Santa Cruz, bang California, thị trưởng Justin Cummings và lãnh đạo cảnh sát Andy Mills cùng quỳ gối trong một cuộc biểu tình ôn hòa. Sở Cảnh sát Santa Cruz cho biết "hàng trăm người" đã "cùng nhau quỳ gối để tưởng nhớ George Floyd và kêu gọi sự quan tâm đối với vấn đề cảnh sát dùng bạo lực với người da đen". Ảnh: Twitter.
Tại Fargo, bang Bắc Dakota, cảnh sát nắm tay người biểu tình, giơ cao tấm biển ghi "Chúng ta là một chủng tộc... Chủng tộc CON NGƯỜI" (ảnh trái). Trong khi đó, tại Camden, bang New Jersey, cảnh sát hòa vào dòng người biểu tình, tuần hành với khẩu hiệu "Đoàn kết với nhau" (ảnh phải). Ảnh: Twitter.
Tại hạt Genesee thuộc bang Michigan, cảnh sát trưởng Chris Wanson xuống đường cùng người dân tham gia phong trào biểu tình toàn quốc mang tên "Tôi không thể thở" (câu Floyd liên tục nói khi bị ghì cổ xuống đất). "Chúng tôi muốn đi cùng các bạn, một cách thực sự. Tôi đã tháo mũ bảo hiểm ra, bỏ dùi cui xuống. Tôi muốn đây là một cuộc tuần hành, không phải chống đối", ông Wanson nói. Ảnh: Mid-Michigan NOW.
Tại Kansas City thuộc bang Missouri, hai cảnh sát - một người da trắng, một người da đen - cùng giơ cao tấm biển ghi "Chấm dứt sự bạo lực của cảnh sát". Ảnh: Twitter.
Dù vậy, xung đột giữa người biểu tình và cảnh sát chống bạo động vẫn nổ ra khi một số cuộc biểu tình biến thành bạo lực tại Kansas City, Fargo hay thành phố Ferguson thuộc bang Missouri. Trong ảnh, một cửa hiệu tại Kansas City bị người biểu tình ném đá làm vỡ kính. Ảnh: Twitter.
Tình trạng bạo động ở hàng chục thành phố trên khắp nước Mỹ xảy ra sau khi xuất hiện đoạn video về cái chết George Floyd trong một vụ bắt giữ hôm 25/5. Derek Chauvin, viên cảnh sát đã đè gối ghì cổ anh Floyd ngay cả khi những người chứng kiến sự việc lên tiếng khuyên can, đã bị sa thải và bị buộc tội giết người cấp độ ba. Ảnh: Reuters.
Tại New York, Philadelphia, Los Angeles hay Atlanta, các cuộc biểu tình ôn hoà trở nên căng thẳng hơn trong đêm 30/5. Một số người xông vào các cửa hàng và lấy đồ, hoặc đốt xe cảnh sát. Ảnh: Reuters.
Tổng thống Donald Trump cho biết Mỹ sẽ đưa phong trào Antifa vào danh sách các nhóm khủng bố sau khi quy trách nhiệm cho họ về một số vụ bạo lực gần đây tại nhiều thành phố ở nước này. Ảnh: Reuters.
Antifa - rút gọn của từ "anti-facist" (chống phát xít) - là nhóm bí mật gồm các nhà hoạt động cực đoan xuất hiện trong những năm gần đây, một phần để phản đối các cuộc biểu tình phân biệt chủng tộc ở Charlottesville, Virginia, năm 2017. Ảnh: Reuters.
Donald John Trump là tổng thống thứ 45 của Mỹ. Trước đó, ông nổi tiếng với vai trò là một tỷ phú doanh nhân, nhà sản xuất chương trình truyền hình. Tên tuổi của Trump được biết đến nhiều qua chương trình truyền hình thực tế The Apprentice với câu nói "You're fired" (bạn đã bị đuổi). Ngoài ra, ông còn có phần sở hữu trong các cuộc thi sắc đẹp như Hoa hậu Hoàn Vũ, Hoa hậu Mỹ...
Bạn có biết: Trump đã hai lần là ứng cử viên cho Giải Emmy, xuất hiện trong các chương trình truyền hình và phim ảnh với tư cách là chính mình nhưng dưới góc độ hài hước.
Ông Trump hôm 22/12 tiết lộ “bản xem trước” về nhiệm kỳ thứ 2 thông qua bài phát biểu dài 90 phút, chủ yếu nhắc tới vấn đề nhập cư, biên giới, chủ nghĩa thức tỉnh và kênh đào Panama.
Tổng thống Bashar al-Assad, người cầm quyền Syria với "bàn tay sắt" trong hơn hai thập kỷ, đã âm thầm bỏ trốn trong màn đêm, bỏ lại sau lưng những nhân viên trung thành chờ đợi bài phát biểu không bao giờ được ghi hình.
Tổng thống Biden ngày 23/12 giảm án cho 37 tử tù. Quyết định này được đưa ra chỉ một tháng trước khi ông Trump nhậm chức với lời hứa khởi động lại các vụ hành quyết liên bang.