Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Bị cảnh sát bắt nhầm, ngồi tù oan vì công nghệ nhận khuôn mặt

Randall Reid đã ngồi tù oan gần một tuần vì cảnh sát tưởng nhầm anh là tên cướp trong vụ trộm trang sức trị giá 10.000 USD.

Sai sót của công nghệ nhận dạng khuôn mặt đã gây ra nhiều lo ngại liên quan đến việc ứng dụng nó trong quy trình bắt tội phạm. Ảnh: New York Times.

Công nghệ hiện đại đã giúp cảnh sát trong quá trình nhận diện và truy bắt tội phạm. Công nghệ nhận dạng khuôn mặt cho phép cảnh sát so sánh khuôn mặt của kẻ tình nghi với ảnh chân dung, giấy phép lái xe hay thậm chí là những ảnh tự sướng từ mạng xã hội.

Nhưng mới đây, Văn phòng cảnh sát quận Jefferson Parish, bang Louisiana, Mỹ đã mắc sai lầm khi buộc tội nhầm nghi phạm vì công nghệ nhận dạng khuôn mặt, khiến người này phải ngồi tù gần một tuần.

Cụ thể, cảnh sát đã bắt giam Randall Reid (28 tuổi) tại quận DeKalb County, bang Georgia hôm 25/12 vì tội trộm cướp. Anh được xác định là thủ phạm trong vụ cướp trang sức quý giá trong một cửa hàng cầm đồ ở vùng ngoại ô Metairie, Louisiana hồi tháng 6. Trong vụ cướp, số trang sức Chanel và Louis Vuitton bị đánh cắp trị giá hơn 10.000 USD.

Cảnh sát thành phố Baton Rouge cho biết họ đã dùng công nghệ nhận khuôn mặt từ Văn phòng cảnh sát Jefferson Parish để xác định Reid là một trong 3 thủ phạm của vụ cướp và phát lệnh truy nã ngay sau đó. Cảnh sát đã truy bắt Reid thành công vào hôm 25/12 khi anh đang trên đường đến quận Dekalb, bang Georgia để ăn mừng Lễ Tạ ơn cùng mẹ.

Tuy nhiên, luật sư Tommy Calogero đại diện cho Reid nói rằng chính quyền bang này đã buộc tội nhầm thân chủ của mình.

Bat nham toi pham anh 1

Công cụ nhận dạng khuôn mặt đã nhận nhầm thủ phạm, khiến Reid ngồi tù oan gần một tuần. Ảnh: Wired.

Khuôn mặt thủ phạm xuất hiện trong đoạn băng ghi hình vẫn có nhiều điểm khác biệt so với Reid. Cụ thể, Reid có một nốt ruồi trên mặt và cánh tay mập mạp của người trong hình đã chỉ ra Reid nhẹ cân hơn so với thủ phạm. Do đó, cảnh sát quận Jefferson Parish đã nhanh chóng rút lại lệnh truy nã.

“Họ nói rằng tôi đang bị truy nã ở Jefferson Parish nhưng tôi còn không biết Jefferson Parish là ở đâu”, Reid nói. Anh cho biết mình chưa từng đến Louisiana nên chẳng thể có chuyện cướp bóc ở đây.

Theo The Times-Picayune, Reid đã bị nhốt ở nhà giam quận DeKalb vì cho rằng anh đang cố tẩu thoát, nhưng được thả vào ngày 1/1. Ngồi trong tù, Randall Reid lo sợ rằng mình sẽ mất việc và bị kết án cho một tội danh mà anh chẳng hề liên quan. “Tôi đã không ăn, không ngủ mà cứ suy nghĩ mãi về án phạt. Tôi còn chẳng biết chuyện gì đang xảy ra với mình”, anh nói.

Luật sư Calogero cho biết cảnh sát quận Jefferson Parish đã ngầm thừa nhận sai sót của mình và rút lại lệnh truy nã. “Tôi nghĩ họ đã nhận ra việc bắt tội phạm dựa trên công nghệ nhận dạng khuôn mặt rất rủi ro”, luật sư nhận định.

Calogero cho rằng cảnh sát nên đối chiếu lại cân nặng và chiều cao trước khi giam giữ hoặc lục soát bằng chứng ở nhà thân chủ anh. “Có đến 300 triệu người sống trên đất nước này nên kiểu gì cũng sẽ có người giống chúng ta”, luật sư nói.

Theo AP, vụ án kỳ lạ của Randall Reid đã dấy lên nhiều lo ngại liên quan đến việc sử dụng công nghệ nhận diện ở bang Louisiana nói riêng và các khu vực khác ở nước Mỹ nói chung. Từ trước đến nay, công nghệ này luôn bị chỉ trích vì có thể bị lợi dụng để theo dõi, ảnh hưởng đến quyền riêng tư của người dân.

Bat nham toi pham anh 2

Năm 2019, Nijeer Parks (32 tuổi, bang New Jersey, Mỹ) cũng từng nhận án oan vì hình chụp giống với tội phạm tàng trữ ma túy, trốn tù, làm giả thẻ chứng minh... Ảnh: Woodbridge Police Department.

Một số nghiên cứu còn chỉ ra các công cụ thường nhận diện nhầm những người da màu trong khi xác suất đúng với người da trắng lại cao hơn. Điều này đã gây ra không ít án oan cho người dân.

Nói về vấn đề này, cảnh sát bang New Orleans cho biết công nghệ nhận dạng khuôn mặt chỉ có thể được sử dụng như một manh mối. Cảnh sát phải được cấp trên cho phép mới có thể sử dụng công cụ phân tích Louisiana State Analytic và công cụ đối chiếu Fusion Exchange ở Baton Rouge.

Thêm vào đó, luật mới nhất của thành phố quy định mọi kết quả mà công cụ phân tích cho ra đều phải được các chuyên gia về nhận diện thẩm định.

Những nhà khoa học tiên phong

"Những nhà khoa học tiên phong" là một cuốn sách thú vị về lịch sử của những phát minh nổi tiếng. Để có được những đóng góp vĩ đại cho nhân loại, các nhà khoa học nổi tiếng đã làm việc với lòng say mê và tinh thần học hỏi không ngừng.

AI vẽ tranh đang 'cướp' nghề của họa sĩ

Nếu trí tuệ nhân tạo (AI) thông thường chỉ được dùng để giải các thuật toán, một xu hướng mới mang tên AI nghệ thuật đang khiến nhiều nghệ sĩ phải đau đầu.

AI Trung Quốc vạch trần trai đểu trên app hẹn hò

Một lập trình viên Trung Quốc đã tạo ra chatbot AI chuyên tiếp cận và bắt thóp những kẻ lừa đảo trên các ứng dụng hẹn hò.

Thúy Liên

Bạn có thể quan tâm