Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Cảnh sầm uất ở đô thị Chợ Lớn hơn 100 năm trước

Những bức ảnh về Chợ Lớn do Ludovic Crespin chụp năm 1909 cho thấy cảnh sầm uất của đô thị này hơn 100 năm trước.

Cho Lon 100 nam truoc anh 1

Trong cuốn Sài Gòn Chợ Lớn ký ức đô thị và con người, tác giả Nguyễn Đức Hiệp cho biết về lịch sử nhiếp ảnh Việt Nam trong giai đoạn đầu, đồng thời đưa ra vài nét phác họa về tiểu sử, tác phẩm của một vài nhà nhiếp ảnh tiên phong ở Việt Nam và thành phố Sài Gòn - Chợ Lớn vào cuối thế kỷ XIX và đầu thế kỷ XX. Một trong những nhiếp ảnh gia tiêu biểu được ông Hiệp nhắc đến Ludovic Crespin (1873-?) - chủ sở hữu Photo Studio tại số 136-138 rue Catinat. Năm 1909, Ludovic Crespin xuất bản các sách ảnh, trong đó có bộ sưu tập ảnh thành phố Chợ Lớn năm 1909. Trong ảnh là quang cảnh tòa thị chính Chợ Lớn.

Cho Lon 100 nam truoc anh 2

Đầu thế kỷ 20, tên Chợ Lớn là để gọi cho khu Chợ Lớn (ở vị trí bưu điện quận 5 hiện nay), cũng là tên gọi của thành phố Chợ Lớn và tỉnh Chợ Lớn, tách biệt với thành phố Sài Gòn và tỉnh Gia Định. Khu vực này là nơi sinh sống của người Hoa. Sau do quá trình đô thị hóa nên Sài Gòn và Chợ Lớn dần dần sáp nhập với nhau. Trong ảnh là một khu phố người Hoa sầm uất ở Chợ Lớn (phố Gia Long).

Cho Lon 100 nam truoc anh 3

Khu trung tâm Chợ Lớn cũ nằm ở vị trí tương đương với Bưu điện quận 5 ngày nay. Nơi này được mô tả có vị trí thuận tiện, tấp nập ghe thuyền chở lúa gạo miền Tây. Chợ cũ tuy là trung tâm buôn bán sầm uất, nhưng kiến trúc xập xệ, mặt bằng nhỏ hẹp nên chính quyền đã xây Chợ Lớn mới (tức chợ Bình Tây) rộng, khang trang hơn.

Cho Lon 100 nam truoc anh 4

Quang cảnh bến tàu ở Chợ Lớn, còn có tên gọi khác Bến Nghé (kênh/ rạch Bến Nghé), cho thấy cảnh nhộn nhịp trên bến dưới thuyền, buôn bán tấp nập ở nơi đây.

Cho Lon 100 nam truoc anh 5

Nơi ở của Chủ tỉnh Chợ Lớn.

Cho Lon 100 nam truoc anh 6

Một nhà máy điện nước ở Chợ Lớn.

Cho Lon 100 nam truoc anh 7

Các tòa nhà của cô nhi viện Chợ Lớn. Theo thống kê ngày 31/12/1909, có tổng số 52 trẻ mồ côi tại đây, con gái 27; con trai 25.

Cho Lon 100 nam truoc anh 8

Một ban nhạc do những người mù thuộc Hội Bảo vệ Người mù Nguyễn Văn Chi ở Chợ Lớn thành lập. Trên tòa nhà, chúng ta có thể đọc được dòng chữ sau: "Trường dành cho người mù trẻ tuổi".

Cho Lon 100 nam truoc anh 9

Bức ảnh này chụp một trường đào tạo nữ hộ sinh ở Chợ Lớn. Theo thống kê, số người tốt nghiệp của trường là: năm 1904: 10; năm 1905: 13; năm 1906: 18; năm 1907: 23; năm 1908: 24; năm 1909: 21.

Cho Lon 100 nam truoc anh 10

Bức ảnh chụp các học sinh của một trường tiểu học ở Chợ Lớn vào ngày 31/12/1909. Tổng số có 396 học sinh, trong đó người An Nam: 333, người Hoa 63.

Cho Lon 100 nam truoc anh 11

Quang cảnh khuôn viên bệnh viện Chợ Lớn.

Cho Lon 100 nam truoc anh 12

Bức ảnh này chụp bệnh viện phụ sản Chợ Lớn. Chú thích cho bức ảnh đưa ra số liệu thống kê sau: Phụ nữ nhập viện năm 1909: 1.536; số ngày nằm viện: 15.598; sinh con: 1.459; sinh đôi: 9…

Cảnh nhộn nhịp trên bến dưới thuyền ở Sài Gòn - Chợ Lớn 150 năm trước

Những bức ảnh về Sài Gòn - Chợ Lớn do Émile Gsell chụp cho thấy cảnh nhộn nhịp trên bến dưới thuyền, phố xá đông đúc của vùng đất này khoảng 150 năm trước.

Vẻ đẹp của thiếu nữ Việt hơn 100 năm trước

Là nhà nhiếp ảnh chuyên nghiệp và thương mại đầu tiên ở Sài Gòn, Émile Gsell chụp rất nhiều hình ảnh về vùng đất này, trong đó có ảnh phản ánh vẻ đẹp thiếu nữ Việt xưa.

Minh Châu

Bạn có thể quan tâm