Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Cảnh phục công an giá bạc triệu ở chợ Dân Sinh

Quân phục bộ đội, công an, ba lô, dụng cụ hỗ trợ, thậm chí huy chương, quân hàm, huy hiệu, chỉ cần vài triệu đồng và một vòng dạo chợ Dân Sinh (TP.HCM).

Cảnh phục công an giá bạc triệu ở chợ Dân Sinh

Quân phục bộ đội, công an, ba lô, dụng cụ hỗ trợ, thậm chí huy chương, quân hàm, huy hiệu, chỉ cần vài triệu đồng và một vòng dạo chợ Dân Sinh (TP.HCM).

Cả khu vực cũ kỹ nhưng tràn ngập màu xanh lính, chợ Dân Sinh (phường Nguyễn Thái Bình, quận 1, TPHCM) được coi là nơi mua bán quân trang quân dụng lớn nhất hiện nay. Chỉ cần bỏ chút thời gian dạo chợ là kiếm được một bộ quân phục của lính Mỹ, Hàn Quốc... thậm chí cả quân phục của sĩ quan quân đội, công an Việt Nam, từ các mẫu của lực lượng dân quân tự vệ đến mẫu của hải quân, cảnh sát biển theo đúng quy chuẩn. Hiện phân nửa các sạp trong chợ dành trưng bày, bán quân trang và các kỷ vật quân đội.

 Nằm ngay trung tâm quận 1, TP HCM, chợ Dân Sinh được biết đến là nơi bán quân phục phong phú và giá rẻ.

Chủ sạp M.C, cho biết áo quần và các loại nón mũ, võng, mền… mua bao nhiêu cũng có ngay, riêng ba lô thì nên đặt trước vì loại này hiếm. Đồ ở đây giá cũng đa dạng như chủng loại. Mũ vải có gắn ngôi sao 100.000 đồng, áo, quần sĩ quan mỗi cái 200.000-250.000 đồng, ba lô 250.000-350.000 đồng, áo trấn thủ: 150.000 đồng; áo lính Hàn Quốc: 150.000 đồng; giày lính Mỹ 2 triệu đồng/đôi, dùi cui thép bọc cao su loại dành cho cảnh sát có giá 75.000 đồng… Cạnh sạp này, sạp B.A.H đang bán bộ áo quần sĩ quan cao cấp màu cỏ úa với giá 500.000 đồng. Nếu mua số lượng lớn thì được giảm còn 450.000 đồng được hứa đảm bảo “đúng gốc” và có đầy đủ cả dây nịt, nón.

Riêng đồ sĩ quan đã qua sử dụng giá chừng 300.000-350.000 đồng. Nón kepi dành cho sĩ quan cấp úy loại quảng cáo là hàng xịn 250.000 đồng. Còn giày và vớ có chữ Q.T (quân trang) cùng dây thắt lưng thì loại mới có giá từ 300.000 - 500.000 đồng tùy cấp bậc. Chủ sạp này quảng cáo, sạp chị là mối của nhiều công an phường.

Còn chị Duy, chủ một sạp bán quân phục, cho biết, nhiều bạn trẻ thường mua ba lô, võng dù, giày để đi du lịch. Loại đồ này giới dã ngoại rất thích, vì vẻ “bụi” kèm theo độ bền đặc biệt hơp đi chơi xa.

 
 Đủ  loại trang phục của các ngành, từ công an, quân đội, thuế, quản lý thị trường đến bảo vệ được bày bán.

Nằm sâu hơn khu bán đồ mới là các sạp bán quân phục cũ với hàng trăm chủng loại chất cao ngất, bụi bay mù mịt. Hàng ở đây có từ cái muỗng, bình đông nước, la bàn, đèn măng xông, đèn pin, lon gui-gô, dây thừng, nón có đèn, kính mắt… Nhiều nhất là những chiếc ba lô, túi lính đủ các thời kỳ, như ba lô của lính dù chế độ Sài Gòn, túi đựng mặt nạ của lính Mỹ hay túi quân dụng của lính Hàn Quốc. Cũng nhiều không kém là quân phục của các lực lượng từ xưa đến nay. Các loại nón cối, hộp quẹt, … cũng là những mặt hàng phong phú tại khu vực bán đồ cũ này.

Vì là hàng lưu niệm, hiếm, nên có giá đắt nhất chợ. Một chiếc nón cối của lính Mỹ nếu có ghi tên đơn vị, cấp bậc là 500.000 đồng, nón trơn 400.000 đồng, ba lô có giá thấp nhất 1.000.000 đồng, bình đông đựng nước loại bằng sắt có kèm ca uống nước giá 500.000 đồng, còn bình đông nhựa giá 380.000 đồng, song loại này người bán không giới thiệu cho khách mua, vì cho rằng bình giả, mới sản xuất khá nhiều, rất khó phân biệt. Khách lạc vào khu bán đồ cũ kỹ, bụi bặm này thường là khách du lịch, Việt kiều, cựu chiến binh, dân sưu tầm… và được săn đón đặc biệt.

 Hộp quẹt zip-po  các loại, đủ nguồn gốc, xuất xứ và thời gian sản xuất là món hàng được giới sưu tầm săn lùng ở chợ này.

Tại sạp 7C, khi chúng tôi hỏi mua món quà để tặng người thân ở Mỹ sắp về thăm quê, chủ sạp tư vấn: Nên gọi điện hỏi ngày xưa tham gia ở lực lượng nào, cấp bậc gì, chị sẽ chọn ngay món quà ưng ý. Chị còn nhiệt tình hướng dẫn chúng tôi cách phân biệt hàng cũ 100% với hàng mới, nhái hiện nay. Chị cho biết, bán hàng ở đây từ trước giải phóng, hàng của chị được rất nhiều Việt kiều đặt mua làm quà vì hầu hết là hàng xịn. Còn nguồn gốc thì nhiều vô kể, hàng thu vào từ người sưu tầm bán lại, hàng mua được từ các kho…

Riêng với quân hàm, quân hiệu, huy chương, theo một tiểu thương lâu năm trong chợ, phải nhìn mặt mới dám bán, vì là mặt hàng cấm tuyệt đối. Một mặt hàng bán lén nữa là cảnh phục dành cho công an. Do hàng cấm nên khách mua buộc phải đặt cọc khoảng 40-50% giá trị, dao động 1-1,2 triệu đồng, và chỉ được lấy hàng sau 1 tuần.

Chợ Dân Sinh trước năm 1954 vốn là khu ăn chơi, cờ bạc khét tiếng. Đến cuối năm 1954 mới đổi tên thành chợ Dân Sinh, chuyên bán đồ quân dụng cũ và mới của quân đội Mỹ. Từ sau giải phóng đến trước năm 1990 là giai đoạn cực thịnh của chợ này với các loại hàng hóa “tả phí lù” cũ và mới bán tại đây, từ quần áo, vật dụng, đồ nghề, phụ tùng xe, điện máy…

 Các loại quân phục cũ, từ nón, đồ dùng của quân đội được bày bán tại nhiều gian hàng ở chợ Dân Sinh.

Sau năm 1990 đến nay, hàng cũ ở đây trở thành hàng lưu niệm. Nhiều sạp ngoài bán ở chợ còn bán online. Theo tiết lộ của một chủ sạp, hàng bán trên mạng hay trong chợ thì nguồn hàng đều được người bán cung cấp với 2 dạng: “Mua sỉ từ các công ty qua các nguồn quen biết, hoặc được những quân nhân chuyên nghiệp bán lại sau khi có quân phục mới được cấp phát, hoặc dư ra”. Song bán qua mạng khách hàng không phải làm “sĩ quan” một cách lén lút như ra chợ. Người mua gửi thông tin, địa chỉ trong vòng 1 - 3 ngày, bộ quần áo sẽ được gửi đến tận nơi.

H.Linh

Theo Infonet

H.Linh

Theo Infonet

Bạn có thể quan tâm