Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Cảnh báo nguy cơ sức khỏe từ 'virus thây ma' dưới lớp băng

Các nhà khoa học Pháp làm dấy lên lo ngại về đại dịch khác sau sự hồi sinh của loại “virus thây ma” bị mắc kẹt dưới hồ nước đóng băng ở Nga khoảng 50.000 năm.

“Tình hình sẽ thảm khốc hơn nhiều khi sự hồi sinh của loại virus cổ xưa chưa được biết đến gây ra các bệnh về thực vật, động vật hoặc con người”, nghiên cứu về virus cho biết.

Nghiên cứu mới này chưa được thẩm định. Nó được thực hiện dưới sự dẫn dắt của Jean-Marie Alempic, nhà vi trùng học từ Trung tâm Nghiên cứu Khoa học Quốc gia Pháp, theo Science Alert.

Theo bài báo sơ bộ, sự nóng lên toàn cầu làm tan chảy những vùng băng vĩnh cửu rộng lớn, bề mặt đóng băng vĩnh viễn bao phủ một phần tư Bắc bán cầu. Điều này có thể gây ra hậu quả đáng báo động khi nó là giải phóng các chất hữu cơ bị đóng băng tới một triệu năm, bao gồm cả mầm bệnh có khả năng gây hại.

Các nhà nghiên cứu viết: “Một phần của chất hữu cơ này bao gồm các vi khuẩn tế bào đã hồi sinh (sinh vật nhân sơ, sinh vật nhân thực đơn bào) cũng như các loại virus không hoạt động từ thời tiền sử”.

Giáo sư Jean-Michel Claverie của Đại học Aix-Marseille, đồng tác giả của nghiên cứu, đưa ra cảnh báo cho cơ quan y tế về việc thiếu cập nhật quan trọng về virus trong lớp băng vĩnh cửu kể từ các nghiên cứu ban đầu vào năm 2014 và 2015.

Nhóm nghiên cứu cho biết: “Đây là suy nghĩ sai lầm khi cho rằng trường hợp như vậy rất hiếm xảy ra và 'virus thây ma' không phải là mối đe dọa đối với sức khỏe cộng đồng”.

Để nghiên cứu những sinh vật đang thức tỉnh này, các nhà khoa học đã hồi sinh một số loại gọi là “virus thây ma” từ lớp băng vĩnh cửu ở Siberia. Loại virus lâu đời nhất được đặt tên là Pandoravirus yedoma theo tên nhân vật thần thoại Pandora, người đã mở ra chiếc hộp rắc rối chỉ vì sự tò mò.

Bên cạnh đó, virus này được tìm thấy trong đất có tuổi đời 48.500 năm. Đây được xem là độ tuổi kỷ lục đối với loại virus có khả năng lây nhiễm sau khi bị đóng băng. Điều này phá vỡ kỷ lục trước đó của virus 30.000 năm tuổi được phát hiện bởi nhóm nghiên cứu ở Siberia vào năm 2013.

Chủng mới này là 1/13 loại virus được nêu trong nghiên cứu, mỗi loại sở hữu bộ gen riêng, theo Science Alert. Trong khi Pandoravirus được phát hiện bên dưới đáy hồ ở Yukechi Alas, Yakutia, Nga, những loại khác được tìm thấy ở khắp mọi nơi từ lông voi ma mút đến ruột của một con sói Siberia.

virus thay ma anh 1

Virus mới xuất hiện khi băng tan chỉ có thể là “bề nổi” của tảng băng dịch tễ học vì có khả năng còn nhiều virus ngủ đông chưa được phát hiện. Ảnh: New York Post.

Sau khi nghiên cứu các nền văn hóa, nhà khoa học phát hiện ra tất cả “virus thây ma” đều có khả năng lây nhiễm. Do đó, nó có thể là mối đe dọa đối với sức khỏe. Họ cho rằng chúng ta có lẽ thấy nhiều đại dịch tương tự Covid-19 hơn trong tương lai khi lớp băng vĩnh cửu liên tục tan chảy, giải phóng các loại virus ngủ yên trong thời gian dài giống như vi khuẩn Captain America.

Vì thế, theo các nhà khoa học, nguy cơ virus cổ đại vẫn có thể lây nhiễm và quay trở khi các lớp băng vĩnh cửu tan. Thật không may, đây là vòng luẩn quẩn khi chất hữu cơ do băng tan sẽ phân hủy thành carbon dioxide và metan, làm tăng hiệu ứng nhà kính và đẩy nhanh quá trình tan chảy.

Eric Delwart, nhà virus học của Đại học California, nói với New Scientist: “Nếu các tác giả thực sự phân lập virus sống từ lớp băng vĩnh cửu cổ đại, có khả năng là virus nhỏ và đơn giản hơn từ động vật có vú cũng sẽ tồn tại trong tình trạng đông lạnh suốt nhiều thời đại”.

Chúng ta cần nhiều nghiên cứu hơn để xác định mức độ lây nhiễm của những virus chưa biết này khi tiếp xúc với ánh sáng, nhiệt, oxy và các yếu tố bên ngoài khác.

Đây không phải là sinh vật ngủ đông đầu tiên được đánh thức khỏi giấc ngủ băng giá. Vào tháng 6/2021, các nhà khoa học Nga đã hồi sinh những con giun "thây ma" bị đóng băng 24.000 năm ở Bắc Cực.

Cuốn sách bên bờ sự sống

Ngành y là ngành luôn chứng kiến ranh giới sự sống - cái chết của người khác, nhưng Khi hơi thở hóa thinh không lại là một cuốn sách đặc biệt khi nó là khoảnh khắc đối diện cái chết của người viết trong cả vai trò bác sĩ lẫn bệnh nhân. Cuốn hồi ký được bác sĩ thần kinh Paul Kalanithi viết khi căn bệnh ung thư trở nặng, anh ngồi trên xe lăn và nhớ về những tháng ngày cống hiến cho ngành y.

Bệnh viêm phế quản lây lan như thế nào?

Chồng tôi vừa được chẩn đoán mắc viêm phế quản. Xin hỏi bệnh này có lây không, lây lan như thế nào? Tôi cần làm gì để chồng mình nhanh khỏi bệnh?

Nam Giao

Bạn có thể quan tâm