![]() |
Ảnh minh họa: NXFM |
Do công cụ mô hình mới có thể đo các cấu trúc địa vật lý của rãnh Manila với độ phân giải cao, nên tiến sĩ Tiền Tấn đã phát hiện chiều dài thực tế của khu vực đứt gãy ở rãnh Manila, nơi có thể gây ra một cơn sóng thần, đáng chú ý là dài hơn so với chiều dài đã được báo cáo trước đó. Điều này có nghĩa là khả năng rãnh Manila phát sinh một trận động đất và sóng thần lớn có thể đã bị đánh giá thấp.
Tiến sĩ Tiền Tấn nhấn mạnh: “Rãnh Manila đã và đang bị kéo căng trong một thời gian dài. Một lượng năng lượng khổng lồ đang bị dồn nén ở bên trong đó. Nếu cơn địa chấn xảy ra thì đó có thể là một trận động đất rất lớn”.
Tuy nhiên, hiện kích cỡ chính xác của đoạn đứt gãy này cũng như quy mô và thời điểm có thể xảy ra sóng thần vẫn phải được tính toán thêm.
Rãnh Manila có chiều dài khoảng 350 km, chạy từ phía nam đảo Đài Loan theo hướng nam tới bờ biển phía tây của đảo Luzon, hòn đảo lớn nhất của Philippines. Độ sâu của rãnh Manila vào khoảng 5,4 km, tức là gấp khoảng 3,5 lần độ sâu trung bình của Biển Đông. Đó là nơi mảng lục địa Á - Âu khổng lồ va chạm và chìm xuống dưới mảng lục địa biển Philippines cổ xưa.
Trong khi đó, Phó giáo sư - tiến sĩ Ngô Tộ Nhiệm của Viện Nghiên cứu Khoa học Thủy văn thuộc Đại học Đài Loan, nói rằng Đài Loan đặc biệt dễ gặp nguy hiểm, không chỉ vì hòn đảo này nằm gần đầu phía bắc của rãnh Manila, mà còn vì có một nhà máy điện hạt nhân lớn ở bờ biển phía nam Đài Loan.
Hồi tháng 4, trong một buổi trao đổi với hãng truyền thông GMA News của Philippines, tiến sĩ Renato Solidum, Giám đốc Viện Nghiên cứu Núi lửa và Địa chấn Philippines, cho rằng một trận động đất cường độ 8,2 độ Richter xảy ra ở rãnh Manila sẽ có thể gây ra những cơn sóng thần cao 10 m, đổ vào các bờ biển của Philippines trong vòng 5-10 phút và chỉ trong khoảng một tiếng thì thủ đô Manila sẽ ngập trong biển nước.
Trong khi đó, Giáo sư Mao Hiến Trung, chuyên gia nghiên cứu nguy cơ sóng thần thuộc Đại học Thanh Hoa (Trung Quốc), nói rằng sự mô phỏng cho thấy các trận động đất ở rãnh Manila với cường độ 8 độ Richter hoặc cao hơn có thể gây ra những thảm họa đối với các khu vực ven biển miền nam Trung Quốc đại lục, với những con sóng cao tới 5 mét.
Theo chuyên gia này, hàng trăm nghìn người có thể thiệt mạng. Giáo sư Mao Hiến Trung cũng khuyến cáo chính quyền các nước trong khu vực nên gạt những tranh chấp mang tính chính trị qua một bên và cùng nhau hợp tác để tránh thảm họa tiềm tàng.
10 nơi trở thành đô thị ma sau thảm họa
Nhiều thành phố trên khắp thế giới trở nên hoang tàn, tiêu điều và không có người ở sau khi trải qua những thảm họa kinh hoàng như động đất, sóng thần, sự phun trào của núi lửa.
25 quốc gia 'mong manh' nhất thế giới năm 2014 (phần 1)
16 2
Tạp chí Foreign Policy công bố danh sách thường niên các quốc gia bất ổn nhất thế giới dựa trên 12 yếu tố như kinh tế, chính trị, xã hội, nhân quyền, tỷ lệ dân tị nạn và di cư...
Hiện trường tan hoang sau động đất ở tây nam Trung Quốc
5
Trận động đất mạnh hôm nay làm xáo trộn cuộc sống của hàng chục nghìn người dân ở khu vực tây nam của Trung Quốc.