Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

25 quốc gia 'mong manh' nhất thế giới năm 2014 (phần 1)

Tạp chí Foreign Policy công bố danh sách thường niên các quốc gia bất ổn nhất thế giới dựa trên 12 yếu tố như kinh tế, chính trị, xã hội, nhân quyền, tỷ lệ dân tị nạn và di cư...

1.	Nam Sudan: Cộng hòa Nam Sudan là quốc gia trẻ và mong manh nhất thế giới. Sau khi ly khai khỏi Sudan năm 2011, cuộc nội chiến ở quốc gia Đông Phi dần trở thành chiến tranh dân sự vào năm 2013. Hơn một triệu người buộc phải cầm súng chiến đấu và 250.000 người khác phải trốn chạy sang các nước láng giềng.
1. Nam Sudan: Cộng hòa Nam Sudan là quốc gia trẻ và mong manh nhất thế giới. Sau khi ly khai khỏi Sudan năm 2011, cuộc nội chiến ở quốc gia Đông Phi dần trở thành chiến tranh dân sự vào năm 2013. Hơn một triệu người buộc phải cầm súng chiến đấu và 250.000 người khác phải trốn chạy sang các nước láng giềng.
2. Somalia: Cộng hòa Liên bang Somalia từng chìm sâu trong nội chiến và hoạt động “phi chính phủ” trong vòng hai thập kỷ, từ năm 1991 đến 2003. Tỷ lệ trẻ sơ sinh tử vong tại Somalia là hơn 10%, trong khi tuổi thọ trung bình chỉ vào khoảng 51,58 tuổi. Người tị nạn, nghèo đói và các nhóm phe phái là những vấn nạn tại quốc gia này.
2. Somalia: Cộng hòa Liên bang Somalia từng chìm sâu trong nội chiến và hoạt động “phi chính phủ” trong vòng hai thập kỷ, từ năm 1991 đến 2003. Tỷ lệ trẻ sơ sinh tử vong tại Somalia là hơn 10%, trong khi tuổi thọ trung bình chỉ vào khoảng 51,58 tuổi. Người tị nạn, nghèo đói và các nhóm phe phái là những vấn nạn tại quốc gia này.
3.	Đây là quốc gia chịu sự can thiệp lớn từ bên ngoài. Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc đã phái lực lượng gìn giữ hòa bình tới Cộng hòa Trung Phi do lo ngại các cuộc đảo chính và xung đột sắc tộc có thể dẫn tới nạn tuyệt chủng. Tình trạng di cư và bộ máy an ninh yếu kém cũng là những vấn đề mà nước này phải đối mặt.
3. Cộng hòa Trung Phi: Đây là quốc gia chịu sự can thiệp lớn từ bên ngoài. Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc đã phái lực lượng gìn giữ hòa bình tới Cộng hòa Trung Phi do lo ngại các cuộc đảo chính và xung đột sắc tộc có thể dẫn tới nạn tuyệt chủng. Tình trạng di cư và bộ máy an ninh yếu kém cũng là những vấn đề mà nước này phải đối mặt.
4. Cộng hòa Dân chủ Congo: Là quốc gia có diện tích lớn thứ ba ở lục địa châu Phi, từ năm 1994, Cộng hòa Congo bị chia cắt do cuộc nội chiến và xung đột sắc tộc và dòng người tị nạn từ Ruanda và Burunđi tràn sang. Mỗi năm, các vụ xung đột đã cướp sinh mạng của hàng chục ngàn người. Trong khi đó, thu nhập trung bình của người dân chỉ ở mức <abbr class=400 USD/năm với 70% dân số sống dưới mức nghèo." src="" data-src="https://photo.znews.vn/Uploaded/aolnpvp/2014_07_12/4.jpg" />
4. Cộng hòa Dân chủ Congo: Là quốc gia có diện tích lớn thứ ba ở lục địa châu Phi, từ năm 1994, Cộng hòa Congo bị chia cắt do cuộc nội chiến và xung đột sắc tộc và dòng người tị nạn từ Rwanda và Burundi tràn sang. Mỗi năm, các vụ xung đột đã cướp sinh mạng của hàng chục ngàn người. Trong khi đó, thu nhập trung bình của người dân chỉ ở mức 400 USD/năm với 70% dân số sống dưới mức nghèo.
5. Sudan: Từ năm 2007, lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên Hợp Quốc và Liên minh châu Phi đã nỗ lực thực hiện nhiều biện pháp nhằm ổn định cuộc xung đột sắc tộc tại Darfur, miền tây Sudan. Năm 2003, 16 đặc phái viên hòa bình đã thiệt mạng tại quốc gia này. Gần 3 triệu thường dân phải rời khỏi đất nước trong khi chính phủ độc đoán và hiếu chiến lại “thờ ơ” với việc ngăn chặn nạn buôn người qua biên giới.
5. Sudan: Từ năm 2007, lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên Hợp Quốc và Liên minh châu Phi đã nỗ lực thực hiện nhiều biện pháp nhằm ổn định cuộc xung đột sắc tộc tại Darfur, miền tây Sudan. Năm 2003, 16 đặc phái viên hòa bình đã thiệt mạng tại quốc gia này. Gần 3 triệu thường dân phải rời khỏi đất nước trong khi chính phủ độc đoán và hiếu chiến lại “thờ ơ” với việc ngăn chặn nạn buôn người qua biên giới.
6. Chad: Cộng hòa Chad là một quốc gia không giáp biển tại Trung Phi và có “tuổi thọ” trung bình thấp nhất thế giới với 49,44 năm. Mặc dù cơ sở hạ tầng kém, Chad vẫn phải “gánh” 50.000 người tị nạn từ Sudan và Cộng hòa Trung Phi.
6. Chad: Cộng hòa Chad là một quốc gia không giáp biển tại Trung Phi và có “tuổi thọ” trung bình thấp nhất thế giới (49,44 năm). Mặc dù cơ sở hạ tầng kém, Chad vẫn phải "gánh" 50.000 người tị nạn từ Sudan và Cộng hòa Trung Phi.
7. Afghanistan: Sau hơn một thập kỷ chịu sự can thiệp của nước ngoài và đặc biệt là quân đội Mỹ, Afghanistan phải đối mặt với mối đe dọa từ phiến quân Taliban và sự thiếu hụt các dịch vụ công cộng. Theo đánh giá của Liên Hợp Quốc, bộ máy an ninh tại quốc gia này thuộc dạng yếu kém nhất thế giới.
7. Afghanistan: Sau hơn một thập kỷ chịu sự can thiệp của nước ngoài và đặc biệt là quân đội Mỹ, Afghanistan phải đối mặt với mối đe dọa từ phiến quân Taliban và sự thiếu hụt các dịch vụ công cộng. Theo đánh giá của Liên Hợp Quốc, bộ máy an ninh tại quốc gia này thuộc dạng yếu kém nhất thế giới.
8. Yemen: Đây là một trong các quốc gia nghèo nhất ở Trung Đông với ước tính 45% dân số đang sống dưới mức nghèo khổ.  Nền kinh tế Yemen dựa vào 3 nguồn chính là khai thác dầu lửa, sản xuất nông nghiệp và đánh cá. Tổ chức khủng bố “khét tiếng” Al-Qaeda ở bán đảo Ả Rập có trụ sở tại Yemen và hoạt động khá tự do trong sa mạc hoang vu của nước này. Nơi đây cũng là một trong số những trung tâm của nạn buôn người.
8. Yemen: Đây là một trong các quốc gia nghèo nhất ở Trung Đông với ước tính 45% dân số sống dưới mức nghèo khổ. Nền kinh tế Yemen dựa vào 3 nguồn chính là khai thác dầu lửa, sản xuất nông nghiệp và đánh cá. Tổ chức khủng bố "khét tiếng" Al-Qaeda ở bán đảo Arab có trụ sở tại Yemen và hoạt động khá tự do trong sa mạc hoang vu của nước này. Đây cũng là trung tâm của nạn buôn người.
9. Haiti: Với 80% dân số sống dưới mức nghèo đói, Haiti là quốc gia nghèo nhất ở bán cầu tây. Trận động đất kinh hoàng năm 2010 đã tàn phá cơ sở hạ tầng và cướp sinh mạng của 1/4 dân số nước này. Quá trình phục hồi sau động đất kéo dài chưa bao lâu thì năm 2012, sức công phá của hai trận bão lớn đã khiến nước này “kiệt quệ”. Haiti là điểm trung chuyển cocaine từ Nam Mỹ sang Mỹ và khu vực châu Âu, đồng thời là “điểm đến hấp dẫn” của nạn buôn người.
9. Haiti: Với 80% dân số sống dưới mức nghèo đói, Haiti là quốc gia nghèo nhất ở tây bán cầu. Trận động đất kinh hoàng năm 2010 đã tàn phá cơ sở hạ tầng và cướp sinh mạng của 1/4 dân số nước này. Quá trình phục hồi sau động đất kéo dài chưa bao lâu thì năm 2012, sự tàn phá của hai trận bão lớn đã khiến nước này kiệt quệ. Haiti là điểm trung chuyển cocaine từ Nam Mỹ sang Mỹ và khu vực châu Âu, đồng thời là "điểm đến hấp dẫn" của nạn buôn người.
10. Pakistan: Quốc gia Hồi giáo Nam Á đang đối mặt với hàng loạt thách thức gồm nạn di cư, dòng người tị nạn từ Afghanistan, chủ nghĩa Hồi giáo cực đoan tràn lan, lực lượng quân sự “cứng đầu” và tranh chấp lãnh thổ âm ỉ với nước láng giềng Ấn Độ.
10. Pakistan: Quốc gia Hồi giáo Nam Á đang đối mặt với hàng loạt thách thức gồm nạn di cư, dòng người tị nạn từ Afghanistan, chủ nghĩa Hồi giáo cực đoan tràn lan, lực lượng quân sự "cứng đầu" và tranh chấp lãnh thổ âm ỉ với nước láng giềng Ấn Độ.
11. Zimbabwe: Quốc gia nằm ở miền nam châu Phi đang chịu cảnh đàn áp và phân cực về mặt chính trị cũng như sự suy giảm về tính pháp lý. Nhà độc tài Robert Mugabe đã cai trị Zimbabwe kể từ khi nguyên tắc đa số được áp dụng vào năm 1980. Từ một anh hùng chống thực dân, sau 3 thập kỷ cai trị liên tục không đối thủ, Mugabe biến thành một nhà độc tài, triệt hạ đối lập, tàn phá nền kinh tế đất nước. Hiện GDP bình quân của nước này chỉ là <abbr class=600 USD/năm." src="" data-src="https://photo.znews.vn/Uploaded/aolnpvp/2014_07_12/11_1.jpg" />
11. Zimbabwe: Quốc gia nằm ở miền nam châu Phi đang chịu cảnh đàn áp và phân cực về mặt chính trị cũng như sự suy giảm về tính pháp lý. Nhà độc tài Robert Mugabe đã cai trị Zimbabwe kể từ khi nguyên tắc đa số được áp dụng vào năm 1980. Từ một anh hùng chống thực dân, sau 3 thập kỷ cai trị liên tục không đối thủ, Mugabe biến thành một nhà độc tài, triệt hạ đối lập, tàn phá nền kinh tế đất nước. Hiện GDP bình quân của nước này chỉ là 600 USD/năm.
12. Guinea: Cộng hòa Guinea thuộc nhóm các nước kém phát triển. Quốc gia Tây Phi không thể khai thác tối đa nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú do bất ổn chính trị và nạn tham nhũng tràn lan. Hàng loạt cuộc đảo chính cùng nền chính trị lỏng lẻo đã đẩy các nhà đầu tư nước ngoài tránh xa nơi đây.
12. Guinea: Cộng hòa Guinea thuộc nhóm các nước kém phát triển. Quốc gia Tây Phi không thể khai thác tối đa nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú do bất ổn chính trị và nạn tham nhũng tràn lan. Hàng loạt cuộc đảo chính cùng nền chính trị lỏng lẻo đã đẩy các nhà đầu tư nước ngoài xa rời nơi đây.
13. Iraq: Kể từ khi quân đội Mỹ rút khỏi Iraq vào năm 2011, an ninh tại quốc gia này trở nên bất ổn mạnh mẽ với các cuộc đối đầu giữa hai cộng đồng Sunni và Shi’ite ngày càng gia tăng. Iraq hiện đứng trước nguy cơ tan rã vì mâu thuẫn sắc tộc và sự bất lực của chính quyền Trung ương.
13. Iraq: Kể từ khi quân đội Mỹ rút khỏi Iraq vào năm 2011, an ninh tại quốc gia này trở nên bất ổn nghiêm trọng, với các cuộc đối đầu giữa hai cộng đồng Sunni và Shi’ite ngày càng gia tăng. Iraq hiện đứng trước nguy cơ tan rã vì mâu thuẫn sắc tộc và sự bất lực của chính quyền trung ương.

Hải Anh

Theo Foreign Policy/Business Insider

Bạn có thể quan tâm